Sử dụng hơn 10 phần mềm hiện đại quản lý trại heo, thường xuyên lướt web trao đổi kinh nghiệm với nông dân khắp thế giới, là người VN đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Asian Pork, là Công dân danh dự bang
“Nông dân toàn cầu”
Năm 2003, phóng viên tạp chí chuyên ngành chăn nuôi hàng đầu châu Á Asian Pork đã vô cùng bất ngờ khi tới thăm trang trại của một người nông dân VN ở Đồng Nai. Rất nghi ngờ con số báo cáo về năng suất của trại nhưng đến khi được chứng kiến tận mắt cách quản lý và chăn nuôi hiện đại ở đây, phóng viên hoàn toàn bị thuyết phục và đã viết bài dài tới 3 trang giới thiệu mô hình nuôi heo tiên tiến này.
Trang trại nuôi heo đó là của anh Nguyễn Trí Công, người VN đầu tiên xuất hiện trên Asian Pork.
1 năm sau, anh được trao danh hiệu Công dân danh dự của bang
Trang trại của anh trở thành điểm tham quan của nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tới học hỏi kinh nghiệm nuôi heo. Mỗi năm, có hàng trăm SV Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng về đây thực tập hoặc khảo sát thực tế. Dù mới tốt nghiệp lớp 12 nhưng anh đã là giảng viên thỉnh giảng nhiều năm của trường.
Nhiều nông dân Thái Lan hay
Và cái tên Nguyễn Trí Công đã trở nên quen thuộc với các công ty, hiệp hội chăn nuôi và trang trại khắp thế giới.
Từ người nông dân VN khởi nghiệp với 2 con lợn nái, anh đã trở thành người nông dân với thương hiệu toàn cầu.
Năm 1998, anh Công không ngần ngại bỏ ra 1 khoản tiền không nhỏ để trả một nửa chi phí cho chuyến thăm quan các trang trại ở Pháp và Mỹ trong nhiều tuần.
Qua 4, 5 trang trại ở Pháp, anh thấy họ quản lý rất bài bản và có quy trình công nghiệp. Sang Mỹ thấy việc nuôi heo còn đơn giản hơn mình nhiều mà năng suất rất cao. Ông chủ trang trại đi chơi cả ngày mà vẫn quản lý được trại heo.
“Lúc đó tôi nghĩ rằng chẳng có gì khó khăn, sao mình không làm được như họ?” – Anh Công chia sẻ. Trở về VN, anh lập tức tìm cách ứng dụng các công nghệ quản lý và chăn nuôi hiện đại học tập từ các nước đó vào trang trại của mình.
Với quan niệm, “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một… sờ”, những năm qua, anh Công đã đi tới hơn 15 nước để trực tiếp thăm quan các mô hình trang trại hiện đại của Mỹ, Canada, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan… Sau mỗi chuyến đi, anh lại học hỏi được rất nhiều từ các mô hình đó.
Nuôi heo bằng… laptop và internet
Anh Công đang giới thiệu về phần mềm quản lý nuôi heo trên máy tính. |
Không còn phải lọ mọ đến từng chuồng trại, mỗi sáng, anh Nguyễn Trí Công chỉ việc mở máy tính xách tay và thao tác vài cú nhấp chuột là có thể biết rõ tình trạng sức khỏe của từng con heo đang được nuôi trong 2 trang trại của anh, con nái nào đang đến kỳ thụ tinh, trộn thức ăn sao cho phù hợp.
Hàng tuần, thông tin biến động của trang trại được bên dưới báo cáo lên và nhập vào máy tính, qua phần mềm sẽ đánh giá được tổng quát điểm yếu của trang trại để biết phải điều chỉnh ở khu vực nào. Thậm chí, phần mềm còn quản lý được 3 đời con heo để phân loại giống và lên kế hoạch sinh sản.
Anh cũng thường xuyên truy cập vào một website nơi có nhiều nông dân khắp thế giới đăng ký thành viên để so sánh năng suất nuôi heo với các trại khác ở VN và thế giới.
Ngay từ cách đây 17 năm, cái thời mà máy vi tính còn xa lạ với đa số người dân VN, kể cả dân văn phòng hay trí thức thì anh Công, chủ trang trại nuôi heo ở Đồng Nai đã đầu tư sắm hẳn 1 bộ máy vi tính để quản lý trang trại.
Qua báo chí, anh Công thấy máy vi tính như là “ông Thánh” bởi nó rất kỳ diệu, có thể quản lý mọi việc, biết được mọi thứ, chỉ cần có nó trong tay là có thể giải quyết mọi vấn đề. Nhưng rồi vài tháng làm quen và liên tục… phá máy, anh mới nhận ra rằng máy vi tính chỉ là công cụ, quan trọng là phải biết sử dụng nó sao cho phù hợp.
Từ đó, anh chịu khó mày mò tìm cách quản lý sổ sách bằng máy tính. Mới đầu chỉ là những file dạng excel đơn giản nhưng cũng giúp anh hệ thống hóa quy trình quản lý.
Thời kỳ đó, đa số các phần mềm đều sử dụng tiếng Anh mà anh Công thì hoàn toàn “mù ngoại ngữ” nên cái gì cũng ấn OK hết, nhiều lúc bị xóa sạch dữ liệu. Vì thế, song song với quá trình tiếp cận máy vi tính, anh cũng tự mày mò học tiếng Anh. Đến bây giờ, tuy không được học bài bản nhưng anh đã có thể giao tiếp, đọc tài liệu và lướt web bằng tiếng Anh.
Bắt đầu tiếp cận với phần mềm chăn nuôi chuyên nghiệp từ sau khi đăng ký học lớp phần mềm Ultramix tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, đến nay, anh Công đã áp dụng hơn 10 phần mềm hiện đại vào quản lý trang trại.
“1 phần mềm mua của nước ngoài giá vài trăm tới vài ngàn đô có thể sử dụng lâu dài. Nhiều phần mềm còn giúp mình tiết kiệm được tới vài chục triệu một tháng. Như vậy xét về lợi ích kinh tế là rất cao.” – Anh Công chia sẻ. Vì thế, theo anh, trong thời đại hiện nay, không nên lăn tăn chuyện kinh phí mà cần biết ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới vào chăn nuôi.
Anh Công còn tham gia các khóa học ngắn về xử lý môi trường trong chăn nuôi ở nước ngoài và mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật hiện đại để giải quyết gần như triệt để vấn đề môi trường của trại heo. Anh đã xây dựng hệ thống hầm khí biogas tận dụng chất thải chăn nuôi để tạo khí gas phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Bởi thế, đứng bên ngoài trại của anh, người ta hầu như không thể ngửi thấy mùi "đặc trưng" của những trại heo thông thường.
Làm nông dân toàn cầu? – Không khó!
Anh Công tại trại heo của mình. Hiện anh đang quản lý 2 trại heo hiện đại với khoảng 3000 con heo, |
Theo anh Công, hiện nay nông dân của ta hoàn toàn có điều kiện tiếp cận với internet để tìm kiếm thông tin nhưng quan trọng là phải biết định hướng để tìm kiếm. Để làm một người nông dân có sức cạnh tranh trên toàn cầu, trước hết mỗi người nông dân cần biết tận dụng những tiện ích do internet và máy vi tính mang lại, đồng thời biết ứng dụng những công nghệ mới của nước ngoài vào điều kiện trong nước.
Kinh nghiệm của anh Công là phải có vốn tiếng Anh đủ để tìm và xem tài liệu trên mạng và thường xuyên truy cập vào những website về chăn nuôi của nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm.
Anh chia sẻ: “Các chủ trại ở Mỹ và châu Âu bán những con heo giống rất tốt. Thông qua những trang web, họ giới thiệu về trại của mình. Cũng qua đó mình vào trao đổi thông tin xem mình muốn mua của họ cái gì, học của họ cái gì và có thể đề xuất sang thăm để học hỏi.”
Hiện nay có nhiều công ty nước ngoài sản xuất thuốc, biệt dược, thiết bị cho nông nghiệp khi đưa vào VN cần được khảo nghiệm. Anh Công luôn sẵn sàng tham gia thí nghiệm mà không lấy tiền, chỉ lấy tài liệu bởi “tiền thì chỉ lấy được 1 lần còn tài liệu thì họ liên tục cập nhật và gửi cho mình”. Có như vậy nông nghiệp của mình mới bắt kịp được những tri thức khoa học hiện đại của thế giới nhằm nâng cao năng suất, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.
Đồng thời, cần tạo quan hệ tốt với các công ty và hiệp hội chăn nuôi quốc tế theo kiểu “win-win”, tức là 2 bên cùng có lợi. Như Hiệp hội Ngũ cốc Mỹ thường xuyên hỗ trợ nông dân tối đa, đài thọ chi phí toàn phần hoặc bán phần cho nông dân các nước đi tham quan các trang trại nước ngoài. Ngược lại, mình học hỏi kỹ thuật mới thì sẽ cần nhập thiết bị và sản phẩm của họ.
Anh Công chia sẻ: “Toàn cầu hoá mở ra cho những người nông dân VN vốn cần cù sáng tạo rất nhiều cơ hội. Chính phủ phải làm thế nào để quảng bá thông tin, dồn điền, đổi thửa, có mô hình hợp tác xã để những người có đất rộng rãi có thể cơi giới được để giá thành rẻ hơn.
Chỉ khi nào chúng ta chuyển sang chăn nuôi kiểu công nghiệp vànăng suất cao bằng thế giới thì nông nghiệp của mình mới có thể cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự nỗ lực từ cả 2 phía, người nông dân và người quản lý".