00:00 Số lượt truy cập: 2637689

Xây dựng chuồng trại nuôi bò sữa 

Được đăng : 03/11/2016

Hỏi: Gia đình tôi đang định chăn nuôi bò sữa, tôi xin hỏi xây dựng chuồng trại nuôi bò sữa cần những yêu cầu gì? (Bùi Thị Khuyên - Ba Vì - Hà Nội).


Đáp: Bò sữa đang nuôi phổ biến hiện nay ở nước ta là con lai có từ 50% đến 87,5% máu bị Hà Lan vì thế khả năng chịu đựng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới rất kém. Mặt khác nhiều hộ chăn nuôi bò theo phương pháp cầm cột trong chuồng gần trọn thời gian trong ngày kể cả mùa mưa và mùa khô. Chuồng bò sữa không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ bò sữa, chất lượng vệ sinh sữa. Một chuồng trại tồi tệ thì trở thành “nhà tù”, bò không thể ăn nhiều để sản xuất ra nhiều sữa.

Vì thế yêu cầu đối với chuồng bò sữa cần đảm bảo tối thiểu: mát vào mùa hè, giữ ấm vào mùa đông, thông thoáng, sạch sẽ, thoải mái cho con vật, tiện lợi cho việc quản lí chăm sóc và nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh môi trường.

1. Thoáng mát

Bò vắt sữa hàng ngày sản xuất ra 15 - 20kg là một công việc rất nặng nhọc, từ tiêu hao thức ăn đến việc tạo ra sữa. Trong quá trình làm việc như vậy cơ thể chúng sản sinh ra rất nhiều nhiệt đồng thời cũng thải nhiệt vào mơi trường. Gặp trời nóng thì sự thải nhiệt này rất khó khăn kết quả là con vật ngừng ăn và giảm sữa. Chuồng trại thông thoáng và mát mẻ sẽ giúp bò thải nhiệt dễ dàng. Không khí trong chuồng trong lành, mát mẻ, bò khỏe mạnh, ăn nhiều, cho sữa nhiều, ít bệnh tật. Vì vậy khi xây chuồng cần phải:

* Chọn hướng phù hợp để thoáng mát vào mùa nóng và kín gió lạnh vào mùa đông (ở miền Bắc). Ở khu vực không có mùa đông thì không nên xây tường kín quanh chuồng.

* Nền cao 40 - 50cm so với mặt đất để thoáng mát, khô ráo và không bị ngập nước vào mùa mưa.

* Mái cao bằng hoặc hơn 3m, lợp bằng chất liệu dẫn nhiệt kém như ngói, tranh, tôn lạnh.

* Chung quanh có sân chơi có tán cây, bóng mát cho bò vận động.

2. Sạch sẽ và an toàn

Chuồng trại cần sạch sẽ và khô ráo. Ẩm ướt dơ bẩn là nơi trú ngụ và sinh sản lí tưởng của vi trùng gây bệnh. Nguồn vi trùng này gây bệnh cho bò đặc biệt là gây bệnh viêm vú và xâm nhập vào sữa trong khi vắt sữa làm tăng mức độ nhiễm vi sinh sữa. Trong thiết kế chuồng bò sữa cần chú ý:

♦ Nền dốc 1 - 2% để thoát nước.

♦ Có rãnh thoát nước thải, có hố chứa nước thải và phân ở xa chuồng tối thiểu 20m.

♦ Máng ăn xây nông, không cần ngăn máng nước uống riêng cho từng con (nếu nuôi thả), góc xây hơi tròn để dễ vệ sinh.

♦ Luôn có đủ nước sạch cho bò uống thuận tiện và tự do suốt ngày đêm.

♦ Có nơi vắt sữa riêng biệt.

♦ Nền láng xi măng bằng cát mịn, sau đó luôn để có độ nhám, bò không bị trượt té, không bị cát to làm đau móng chân.

Nếu chỉ có 1 - 2 con thì có thể nuôi trên nền đất, dưới gốc cây, miễn là nền khô ráo, có thể lát nền bằng chất độn như rơm rạ. Khi vắt sữa dẫn bò đến nơi khô ráo, sạch sẽ (sân hoặc bãi cỏ sạch) để vệ sinh và vắt sữa.

3. Đi lại, ăn uống, nằm nghỉ thuận lợi

Để tạo cho bị có cảm giác thoảimái, dễ chịugiúp bò cho nhiều sữa nên nuôi theo chế độ tự do trong chuồng, không cầm cột.

• Có ngăn chứa cát khô cho bò nằm trong chuồng để êm, bầu vú luôn sạch và cơ thể được ấm (nhất là mùa đông ở miền Bắc).

• Có sân cho bò vận động, ra vào tự do tùy thích để cơ bắp khỏe, dễ sinh đẻ, tiếp xúc với không khí trong lành, tắm nắng phòng bệnh về xương.

Nhiều hộ nuôi bò sữa không có nhiều đất nên nuôi bò theo phương thức cầm cột trong chuồng suốt thời gian ngày và đêm. Trong trường hợp không có bãi chăn thả thì ít nhất cũng phải cho bò ra ngồi cột hoặc tự do đi lại dưới gốc cây, bóng mát mỗi buổi sáng 1- 2 giờ.

Nếu có đất rộng thì nuôi chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng là tốt nhất vì môi trường ngồi tự nhiên trong lành hơn trong chuồng trại. Bò được vận động và tắm nắng sẽ ít bệnh tật hơn. Tận dụng thức ăn tự nhiên nên giảm chi phí thức ăn hơn. Phát hiện bò lên giống dễ hơn. Móng chân tiếp súc nhiều với đất tốt hơn là trên nền xi măng.