00:00 Số lượt truy cập: 2987535

Bà Nguyễn Thị Xuân - ở tỉnh Tuyên Quang hỏi: Gia đình trồng 50 cây Ổi lai lê được 1,5 năm tuổi và 3 tháng nay thì 40 cây có hiện tượng lá xuất hiện chấm vàng, chấm nâu, thân cây có cành bị héo, nhưng khi bẻ ra thì không thấy có sâu bệnh gì? Cây đỏ dần rồi cằn cỗi sau đó thì chết, xin cho hỏi nguyên 

Được đăng : 09/12/2022

 8cecf65dc008299386a2c2f6fda52cb0

Trả lời: Rất tiếc là gia đình đã để số lượng cây bị bệnh quá nhiều (40/50 cây bị bệnh, đến 80%) và có cây bị nặng đã chết: Nguyên nhân chính xác là do Nấm gây hại và như vậy Nấm nó đã thâm nhập gây hại từ lâu rồi (khán giả nói 3 tháng nay là rất đúng); bởi vì, Nấm gây chết cây là chết từ từ, chứ không chết nhanh như do vi khuẩn gây hại (nếu do vi khuẩn thì chỉ từ 4 đến 5 ngày).

Để cứu vườn Ổi này bây giờ thì cũng rất khó; bởi vì, bệnh do Nấm và như vậy trong vườn này đã tràn ngập bào tử Nấm rồi, với những cây chúng ta chưa nhìn thấy biểu hiện thì chắc chắn nó cũng đã đang tiềm ẩn có bệnh rồi.

Khắc phục: Những cây bị nhẹ thì tiến hành phun thuốc trừ Nấm, chứ phun thuốc phòng cũng không được; nếu đang trong thời kỳ ra quả, thì ta dùng thuốc sinh học CUCUMINOID + GINGEROL luân phiên với các thuốc hoá học như: IMIRENCONAZOLE, HEXACONAZOLE, CITRUS OIL … hoặc là dầu thực vật có tên là: TP-ZEP 18EC (gồm các loại dầu: dầu Bàng tang, dầu xả, dầu Hương nhu….). Nếu cây đang có quả sắp thu hoạch thì chỉ phun thuốc sinh học; khi thu hoạch hết lứa quả đó mới dùng thuốc hoá học để phun; không để dư lượng hoá học trên quả làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và chúng ta phải tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục và hữu cơ vi sinh (khoảng 30kg/cây) để cây không bị cằn cỗi và giúp cây hồi phục nhanh./.


                                                                                                                                                                                                          Phạm Nghiêu