00:00 Số lượt truy cập: 2981413

Bà Nhân ở Mộc Châu – Sơn La hỏi: Nguyên nhân bị bệnh và cách phòng và điều trị bệnh héo rũ trên cây đậu tương? 

Được đăng : 01/01/1970

unnamed123

Trả lời:

1.     Nguyên nhân gây bệnh héo rủ trên cây đậu tương.

Cây đậu tương bị bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Bệnh gây hại cho đậu tương, nhất là ở những ruộng gieo trồng dày, những tháng mùa mưa nước không thể bốc hơi, độ ẩm cao là điều kiện để vi khuẩn phát triển. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều từ giai đọan giữa vụ trở đi, khi cây đậu đã giao tán, làm cho ẩm độ trong ruộng cao, lại gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm.

Do mầm bệnh tồn tại trong đất ruộng từ những cây bị bệnh ở vụ trước và truyền qua vụ sau bằng bào tử hoặc khuẩn ty nấm. Nấm xâm nhập vào cây chủ yếu qua khí khổng của lá sát gốc, qua vết thương cơ giới do tuyến trùng, côn trùng hoặc do con người trong quá trình chăm sóc cây đậu đã vô tình tạo ra, hoặc trực tiếp qua biểu bì cây.

Bệnh gây hại chủ yếu ở gốc thân và rễ cây, làm cho rễ, gốc và thân bị thối đen. Cây bị bệnh từ lúc còn nhỏ làm cho chồi ngọn của cây bị héo, lá rủ xuống, lá bị vàng và rụng sớm, rễ cây hại, cây sinh trưởng kém, cây lùn thấp, mọc yếu, nếu bệnh nặng có thể làm cây chết.

Nếu cây bị muộn, khi cây đã lớn bệnh hại nhẹ cây không bị chết, nhưng thường làm cho hạt bị lép, năng suất chất lượng của hạt đạt thấp. Nếu bệnh gây hại sớm và nặng thì có thể quả không có hạt.

1.     Phòng và điều trị bệnh héo rủ trên cây đậu tương.

Chọn, mua hạt giống ở những địa chỉ bán giống có uy tín, có bảo hành, được phép kinh doanh hạt giống, để có hạt giống chất lượng tốt, tỷ lệ nảy mầm cao, sức sống khỏe, không có mầm bệnh.

Nếu đậu tương giống thuần, tự lấy hạt làm giống, không lấy hạt để làm giống từ những ruộng đậu đã bị bệnh để làm giống cho vụ sau.

- Sau khi thu hoạch đậu tương thu dọn sạch sẽ tàn dư của cây đậu đem tiêu hủy.

-Trước khi trồng làm đất kỹ, cày sâu, phơi ải bừa kỹ, bón vôi bột  để tiêu diệt mầm bệnh có trong vụ trước.

- Trước khi gieo hạt cần xử lý hạt giống để loại các loại mầm bệnh, nấm gây hại để cây con khỏe mạnh tăng sức đề kháng cho cây.

- Gieo trồng đảm bảo kỹ thuật, không trồng quá dầy, để tạo độ thông thoáng trong ruộng đậu tương.

-Trong qúa trình xới xáo, làm cỏ, vun xới cho cây không làm tổn thương ở phần gốc rễ của cây, không tạo vết xây xát cho cây để bệnh không có cơ hội xâm nhập.

- Cần khơi thông nước khi gặp trời mưa to kéo dài không để ruộng ứ nước.

- Ưu tiên bón lót bằng phân chuồng hữu cơ đã ủ hoai mục, không lạm dụng phân đạm để cây phát triển cân đối, có sức sống cao, tăng sức đề kháng cho cây.

- Luân canh với cây trồng khác như ngô, rau trồng cạn, hoặc tốt nhất luân canh với cây trồng nước nếu có điều kiện thuận lợi.

- Khi bệnh xuất hiện sử dụng thuốc hóa học có trong danh mục để điều trị:

Dùng thuốc Ridomil MZ 72WP; Topsin M 50WP hoặc 70WP; Rovral 50BTN…Phun đúng hướng dẫn trên bao bì; phun đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng.

Lê Khôi