00:00 Số lượt truy cập: 2985887

Bà Thành ở Thái Bình hỏi: cách phòng trừ 1 số sâu bệnh hại trên cây ngô vụ đông? 

Được đăng : 10/01/2020

thanh-mien-cay-ngo-vu-dong-nhieu-uu-the-7-085447 


 

Trả lời:

Khi trồng ngô vụ đông cần thường xuyên tham đồng ruộng để phát hiện cây ngô bị sâu bệnh phá hoại gây giảm chất lượng, năng suất của ngô khi thu hoạch. Trong sản xuất ngô vụ động thường bị 1 số loại sâu bệnh sau đây cần phòng và trừ sâu bệnh kịp thời.

1.Sâu xám :

 Gây hại chủ yếu khi cây còn non.

Biện pháp phòng trừ:

Dùng bẫy để diệt sâu xám. Nên mua ở các địa chỉ bán có uy tín.

Dùng thuốc trừ: có thể dùng thuốc: Basudin 10H (1,0-1,5 kg) hoặc Diaphos (0,7kg) trộn với đất bột để rắc theo hàng cho 1 sào Bắc bộ.

2. Sâu đục thân ngô: Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô và hại ở tất cả các bộ phận (thân, lá, bắp).

Biện pháp phòng trừ:

Dùng thuốc Padan hoặc thuốc Regent 800WG (1,0-1,5g) phun theo hướng dân trên bao bì.

3. Rệp hại ngô : Thường gây hại từ khi cây ngô 8 - 9 lá đến khi thu hoạch.

Có thể dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như Selecron 500ND/EC, Ofatox 400EC/WP, Trebon 40EC, Actara 25WG… pha nồng độ 0,1-0,15% để phun trừ (pha 10-15cc (g)/bình 8-10 lít nước, mỗi sào phun 2-3 bình). Chú ý thời gian cách ly đối với các loại ngô ngọt, ngô rau bao tử và ngô thu bắp non trước khi thu hoạch ít nhất 20 ngày để tránh ngộ độc cho người và gia súc, hoặc phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.    
* Các bệnh hại ngô:

1. Bệnh khô vằn : Thường gây hại nặng ở giai đoạn cây ngô trỗ cờ đến làm hạt.

Biện pháp phòng trừ: Phun trừ bệnh bằng thuốc Validamicin 3SC, hoặc Anvil 5SC theo hướng dẫn trên bao bì.

2. Bệnh sọc lá : Cây ngô bệnh bị vàng đi, sinh trưởng kém, không cho trái hoặc trái không hạt. Triệu chứng có thể thay đổi tùy theo giống.

 

Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc Ridomil Gold 68WG khi cây con mọc 7-10 ngày sau khi gieo. Khi cây được 20-25 ngày phun kỹ, đều 2 mặt lá.

T. Khuyên