00:00 Số lượt truy cập: 2991046

Bắc Kạn: Nông dân trồng cam, trồng quýt theo tiêu chuẩn VietGAP, cho năng suất cao 

Được đăng : 09/04/2020

quyt-vietgap 
Những trái quýt được trồng theo quy trình VietGAP

Dẫn chúng tôi vào rừng quýt của hợp tác xã (HTX) Thương mại và dịch vụ nông nghiệp Dương Phong, nơi đang thực hiện trồng cây có múi theo hướng VietGAP, ông Nông Thanh Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Dương Phong cho biết, quy trình VietGAP đang được thực hiện khá hiệu quả. Để cây có múi, trong đó có cam, quýt cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chính quyền xã Dương Phong, huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) và hợp tác xã Thương mại và dịch vụ nông nghiệp Dương Phong đang giúp nông dân thực hiện trồng cam, trồng quýt theo tiêu chuẩn VietGAP.

Diện tích được cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn VietGAP chưa nhiều, mới chỉ có 15ha. Nhìn những trái quýt lúc lỉu vàng ruộm trong nắng sớm với quả to đều, bắt mắt, ông Phương bảo, đây là niềm ao ước ở vựa cam, quýt lớn nhất nhì Bắc Kạn trước đó. Việc thực hiện quy trình theo hướng VietGAP của hợp tác xã đã mở ra hướng đi mới cho người trng cây có múi tại Dương Phong. Nguồn ra của cam, quýt Dương Phong rất nhiều nhưng để đáp ứng được điều kiện của thương lái thì rất khó khăn."Có nơi họ đặt vấn đề lấy 5 tấn quýt/ngày nhưng phải là trái to, Dương Phong có tổng diện tích trồng cam, trồng quýt hơn 600ha. Tuy nhiêncam, quýt chủ yếu được trồng theo cách truyền thống với lượng tồn dư hóa chất khá cao. Cây cho quả nhiều nhưng không đều, phải lược hái, phần quả bi, quả bé chiếm đa số nên rất khó đáp ứng.Bản chất của quy trình VietGAP là sản xuất theo hướng sạch, an toàn, vật tư phải theo quy chuẩn, quy trình thống nhất, 100% không dùng thuốc diệt cỏ.Để thay đổi tư duy của người trồng cây có múi không dễ chút nào, bởi thực hiện theo hướng VietGAP rất khắt khe, nhất là đối với các loại hóa chất. Người dân bao đời nay quen dùng thuốc diệt cỏ rồi", ông Phương nhận định.

Ông Phương chia sẻ, hiện nay hợp tác xã Thương mại và dịch vụ nông nghiệp Dương Phong đang phát triển thêm một số diện tích trồng quýt nữa để được công nhận tiêu chuẩn VietGAP. Đây sẽ là điểm quan trọng thay đổi tư duy sản xuất theo lối truyền thống của người trồng cam, trồng quýt tại địa phương. Phần lớn những cây cho trái tại địa phương được trồng theo cách truyền thống, cho quả không đều. Quả quýt bi, quýt bé nhiều hơn quả trung, quả đại nên rất khó tiêu thụ.

      Khi thực hiện theo quy trình này, người dân được hỗ trợ về kỹ thuật, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm trồng theo hướng VietGAP quả ngọt hơn và đặc biệt đảm bảo an toàn. Mục tiêu hướng tới của gia đình sẽ là 9 -10 tấn quả/1ha. Trồng theo cách truyền thống chỉ đạt khoảng 6-7tấn. Hợp tác xã được thành lập cuối năm 2017, trước đó HTX thực hiện trồng quýt an toàn, trồng quýt sạch và được hỗ trợ theo Nghị quyết 08 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Hỗ trợ gồm: thiết bị máy móc, phân bón, tổng hỗ trợ 300 triệu đồng, đó là bước đầu tiên, bước nền của VietGAP.Những trái quýt to đều đang vào độ chín, lâu lắm, người dân nơi đây mới được tận thấy cả vườn chứ không phải một vài cây cá biệt có quả đẹp và ngọt đến vậy.

          Nông dân của thôn Tổng Mú, xã Dương Phong (thành viên HTX) chia sẻ, gia đình chị hiện đang trồng theo hướng VietGAP trên diện tích 1ha. Chuyển đổi từ việc trồng theo phương thức truyền thống sang quy trình theo hướng VietGAP cho năng suất cao mà chất lượng quả cũng tốt hơn.

       Hợp tác xã là một trong những điều kiện cần để đạt tiêu chí tổ chức sản xuất. Trồng cây có múi theo quy trình VietGAP đang là hướng đi đúng, giúp sản phẩm cam, quýt tại địa phương tiêu thụ tốt hơn, để mở rộng quy mô, rất cần sự thay đổi trong tư duy của người trồng mới cho ra được sản phẩm chất lượng, an toàn.

Hiếu Trung