Nông dân Bến Tre đang thu hoạch tôm
Nhiều trang trai nuôi tôm lớn với quy mô lớn đã được hình thành Bến Tre, trong đó có những trang trại liên kết với mô hình khép kín, nuôi trồng-chế biến-xuất khẩu, đem lại giá trị cao, được thị trường tin cậy. Một số doanh nghiệp, nhà đầu tư còn tận dụng hệ thống mái che của khu nuôi kết hợp đầu tư hệ thống điện mặt trời, góp phần chủ động nguồn điện và tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Tỉnh đã đầu tư hoàn thiện, mở rộng ứng dụng công nghệ sản xuất giống, từng bước nâng cao chất lượng giống và chủ động về con giống.đồng.
Tuy nhiên, tỉnh Bến Tre đang gặp khó về quỹ đất công để đầu tư các vùng nuôi công nghệ cao tập trung, hệ thống hạ tầng nhất là điện 3 pha phục cho vùng nuôi tôm tập trung còn hạn chế. Toàn tỉnh chỉ có 1 nhà máy chế biến tôm với công suất thiết kế 5.000 tấn/năm, hiện tại chỉ có thể đáp ứng được 10% sản lượng tôm biển nuôi của tỉnh. Hiện tỉnh đang triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao để thực hiện mục tiêu phát triển 4.000 ha nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn 3 huyện biển đến năm 2025 (huyện Bình Đại 2.000 ha, huyện Ba Tri 500 ha, huyện Thạnh Phú 1.500 ha).
Bến Tre đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tại huyện Bình Đại với tổng mức đầu tư trên 83 tỷ đồng. Dự án hạ tầng vùng nuôi 2.000 ha ao tôm ứng dụng công nghệ cao huyện Ba Tri được phê duyệt với tổng vốn đầu tư 160 tỷ , Thời gian tới, tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét hỗ trợ triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản công nghệ cao huyện Thạnh Phú, trị giá khoảng 300 tỷ đồng, nhằm tiếp tục hoàn thiện hạ tầng vùng nuôi tôm công nghệ cao.
Phúc Nguyên