00:00 Số lượt truy cập: 2662022

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hoa hồng thương phẩm 

Được đăng : 05/08/2019

 

Hỏi: Bà Thái ở Bắc Ninh đề nghị Ban Biên tập cho biết các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hoa hồng thương phẩm?

1.    Sâu hại

·       Rầy rệp: là côn trùng màu xanh, nâu nhỏ thường bám thành tứng đám ở lá non, chồi hoa, nụ hoa chích hút nhựa làm lá, chồi nụ không phát triển, biến dạng, cây bị còi cọc, sinh trưởng kém, giảm năng suất, chất lượng hoa cắt cành và truyền bệnh vi rút.

·       Sâu ăn lá, đục nụ hoa (sâu róm, sâu xanh): phá hoại lá non làm khuyết lá giảm, sâu đục nụ hoa làm hoa không phát triển và rụng thối nụ.

·       Nhện đỏ: đây là đối tượng gây thiệt hại nặng cho hoa hồng, làm cây kém phát triển, năng suất và chất lượng hoa giảm. Nhện đỏ thường kháng thuốc nhanh nên sử dụng các loại thuốc đặc trị và xịt luân chuyển các loại thuốc.

2.    Bệnh hại

·       Bệnh phấn trắng (Phaerothia paranosa): bệnh phát triển trong điều kiện ẩm độ không khí cao 97-99%, nhiệt độ 21oC, nấm bệnh chủ yếu phát triển trên lá non, chồi non và nụ hoa làm lá còi cọc và rụng, mầm non và nụ bị hư. Khi bệnh nặng, nấm bệnh phát triển cả thân, cành.

·       Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatiem): vết bệnh nổi lên có màu da cam hay nâu gỉ sắt, phát triển ở dưới lá. Bệnh làm lá chuyển vàng nhạt, khô cháy và dễ rụng. Bệnh nặng làm cây phát triển còi cọc, hoa nhỏ và ít. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 18-23oC.

·       Bệnh thán thư (Colletotrichum sp): vết bệnh dạng hình tròn nhỏ phát triển ở rìa lá hay giữa phiến lá,... Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, chung quanh có viền màu nâu đỏ hay màu đen. Bệnh phát triển trên lá già và lá bánh tẻ, trên mô hệnh thường hình thành các hạt đen nhỏ li ti.

·       Bệnh sương mai (Peronospora spora): phát sinh trên lá, đọt non và hoa. Dưới lá có 1 lớp phấn sương màu trắng mỏng làm lá dễ rụng, mầm nách và cuống hoa bị biến dạng. Bệnh nặng lá bị héo rũ, rụng, cây hoa bị chết khô. Bào tử lây lan khi ẩm độ không khí cao > 95%, nhiệt độ 10-25oC, mùa mưa bệnh sương mai thường nặng hơn.

3.    Biện pháp phòng trừ

-        Biện pháp canh tác: áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Vệ sinh đồng ruộng: làm cỏ, tỉa lá sâu bệnh, tỉa cành,... cho vườn được thông thoáng.

Bón vôi nâng pH để ức chế các nấm khuẩn trong đất hoạt động.

Bón phân cân đối NPK tùy theo thời kỳ sinh trưởng, không nên lạm dụng phân bón nhiều đạm. Chú ý tăng cường Kali, Canxi và Silic giúp cho thân cành cứng cáp, lá dày tăng khả năng đề kháng sâu bệnh.

Thiết kế nhà nilon đúng kỹ thuật đảm bảo điều kiện thông thoáng, không khí được đối lưu tốt, tránh nhiệt độ và ẩm độ gia tăng.

- Biện pháp hóa học

Đối tượng gây hại

Thuốc phòng trừ

1. Sâu hại

 

- Rầy rệp

- Actara 25 WP (Thimaethoxan); Monster 40EC (Acephace); Abatin 1,8EC (Abamectin); Cyperan 25 EC (Cypermethrin)

- Sâu ăn lá, đục nõn

- Sumi Alpha 5 EC (Esfenvalerate), Supracide 40EC (Methidation)

- Nhện đỏ

- Trigard 75 WWP (Cyrromazine), Regent 5SC (Fipronil), Nissorum 5EC (Hexythiazox), Ortus (Fipronil), Kenthane 18,5 EC (Dicofol)

2. Bệnh hại

 

- Phấn trắng

- Kumulux 80 DF (S) Topsin M 50 WP (Thiophanete-Methyl), Carban 50Sc (Carbendazim), Bell Kute 40WP (Iminotadine)

- Rỉ sắt

- Anvil 5SC (Hexaconazole), Score 250 EC (Difenoconazole), Tilt 200EC (Propiconazole) Kocide 53 DF (Cu(OH)2)

- Thán thư

- Topsin M 50 WP (Thiophanate-Methyl), Carben50 SC (Carbendazim), Dithane M45(Macozeb), Mange 15 WP (Imebeconazole)

- Sương mai

- Ridomil 240EC (Metalaxyl), Dithane M45 (Macozeb), Aliette 80 WP (Fosetyl Aluminium), Melody 66 WP (Iprovalicarb + Propineb)

 

 

Hỏi: Bà Thái ở Bắc Ninh đề nghị Ban Biên tập cho biết các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hoa hồng thương phẩm?

1.    Sâu hại

·       Rầy rệp: là côn trùng màu xanh, nâu nhỏ thường bám thành tứng đám ở lá non, chồi hoa, nụ hoa chích hút nhựa làm lá, chồi nụ không phát triển, biến dạng, cây bị còi cọc, sinh trưởng kém, giảm năng suất, chất lượng hoa cắt cành và truyền bệnh vi rút.

·       Sâu ăn lá, đục nụ hoa (sâu róm, sâu xanh): phá hoại lá non làm khuyết lá giảm, sâu đục nụ hoa làm hoa không phát triển và rụng thối nụ.

·       Nhện đỏ: đây là đối tượng gây thiệt hại nặng cho hoa hồng, làm cây kém phát triển, năng suất và chất lượng hoa giảm. Nhện đỏ thường kháng thuốc nhanh nên sử dụng các loại thuốc đặc trị và xịt luân chuyển các loại thuốc.

2.    Bệnh hại

·       Bệnh phấn trắng (Phaerothia paranosa): bệnh phát triển trong điều kiện ẩm độ không khí cao 97-99%, nhiệt độ 21oC, nấm bệnh chủ yếu phát triển trên lá non, chồi non và nụ hoa làm lá còi cọc và rụng, mầm non và nụ bị hư. Khi bệnh nặng, nấm bệnh phát triển cả thân, cành.

·       Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatiem): vết bệnh nổi lên có màu da cam hay nâu gỉ sắt, phát triển ở dưới lá. Bệnh làm lá chuyển vàng nhạt, khô cháy và dễ rụng. Bệnh nặng làm cây phát triển còi cọc, hoa nhỏ và ít. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 18-23oC.

·       Bệnh thán thư (Colletotrichum sp): vết bệnh dạng hình tròn nhỏ phát triển ở rìa lá hay giữa phiến lá,... Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, chung quanh có viền màu nâu đỏ hay màu đen. Bệnh phát triển trên lá già và lá bánh tẻ, trên mô hệnh thường hình thành các hạt đen nhỏ li ti.

·       Bệnh sương mai (Peronospora spora): phát sinh trên lá, đọt non và hoa. Dưới lá có 1 lớp phấn sương màu trắng mỏng làm lá dễ rụng, mầm nách và cuống hoa bị biến dạng. Bệnh nặng lá bị héo rũ, rụng, cây hoa bị chết khô. Bào tử lây lan khi ẩm độ không khí cao > 95%, nhiệt độ 10-25oC, mùa mưa bệnh sương mai thường nặng hơn.

3.    Biện pháp phòng trừ

-        Biện pháp canh tác: áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Vệ sinh đồng ruộng: làm cỏ, tỉa lá sâu bệnh, tỉa cành,... cho vườn được thông thoáng.

Bón vôi nâng pH để ức chế các nấm khuẩn trong đất hoạt động.

Bón phân cân đối NPK tùy theo thời kỳ sinh trưởng, không nên lạm dụng phân bón nhiều đạm. Chú ý tăng cường Kali, Canxi và Silic giúp cho thân cành cứng cáp, lá dày tăng khả năng đề kháng sâu bệnh.

Thiết kế nhà nilon đúng kỹ thuật đảm bảo điều kiện thông thoáng, không khí được đối lưu tốt, tránh nhiệt độ và ẩm độ gia tăng.

- Biện pháp hóa học

Đối tượng gây hại

Thuốc phòng trừ

1. Sâu hại

 

- Rầy rệp

- Actara 25 WP (Thimaethoxan); Monster 40EC (Acephace); Abatin 1,8EC (Abamectin); Cyperan 25 EC (Cypermethrin)

- Sâu ăn lá, đục nõn

- Sumi Alpha 5 EC (Esfenvalerate), Supracide 40EC (Methidation)

- Nhện đỏ

- Trigard 75 WWP (Cyrromazine), Regent 5SC (Fipronil), Nissorum 5EC (Hexythiazox), Ortus (Fipronil), Kenthane 18,5 EC (Dicofol)

2. Bệnh hại

 

- Phấn trắng

- Kumulux 80 DF (S) Topsin M 50 WP (Thiophanete-Methyl), Carban 50Sc (Carbendazim), Bell Kute 40WP (Iminotadine)

- Rỉ sắt

- Anvil 5SC (Hexaconazole), Score 250 EC (Difenoconazole), Tilt 200EC (Propiconazole) Kocide 53 DF (Cu(OH)2)

- Thán thư

- Topsin M 50 WP (Thiophanate-Methyl), Carben50 SC (Carbendazim), Dithane M45(Macozeb), Mange 15 WP (Imebeconazole)

- Sương mai

- Ridomil 240EC (Metalaxyl), Dithane M45 (Macozeb), Aliette 80 WP (Fosetyl Aluminium), Melody 66 WP (Iprovalicarb + Propineb)