00:00 Số lượt truy cập: 2662300

Biện pháp xử lý đàn ong bị ngộ độc thuốc hoá học 

Được đăng : 12/10/2019

 

Hỏi: Ông Kiếm ở Sơn La hỏi, gia đình có nuôi một số đàn ong song mật song có khi ong bị chết, qua quan sát thì thấy rằng khi nông dân phun thuốc hóa học thì ong hay bị chết, đề nghị cho biện pháp khắc phục

Đáp:

*   Nguyên nhân

 

-   Do người sử dụng dùng thuốc sâu không thông báo cho người nuôi ong về thời gian, địa điểm, loại thuốc sử dụng.

Phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ vào lúc ban ngày, vào thời kỳ cây trồng nở hoa.

Sử dụng các loại thuốc trừ côn trùng như ruồi, muỗi ngay cạnh thùng ong,

các rãnh nước, cây cỏ ong đến lấy nước, mật và phấn.

-    Do người nuôi ong không biết về tác hại của các loại thuốc và không áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa.

 

*   Triệu chứng ngộ độc và tác hại

 

Triệu trứng: Khi thấy ong chết đột ngột với số lượng lớn trước cửa tổ, trong thùng ong và ở khu vực đặt ong. Số ong đi làm giảm mạnh, đàn càng mạnh thì ong chết càng nhiều (do số lượng ong đi làm nhiều). Một số ong bò lết dưới đất, một số con vừa bò vừa nhảy vừa xoay tròn, nhiều con còn đang mang cả giỏ phấn. Đa số ong chết có vòi duỗi dài.

-   Khi ong lấy mật có phun thuốc sâu có độc tính cao ong sẽ chết ngay, hoặc chết trên đường bay về tổ. Trường hợp này số quân đi làm giảm mạnh nhưng ong và ấu trùng ở tổ không bị ảnh hưởng trực tiếp của chất độc.

Nếu ong lấy mật có phun thuốc sâu tác động chậm (hoặc phấn bị nhiễm độc) khi bay về tổ nó chuyền cho các ong khác và huy động thêm ong đến lấy thì sẽ gây chết hàng loạt ở các lứa tuổi. Ong bám trên cầu rất thưa thớt, ấu trùng nhộng chết dần do ăn mật phấn có chất độc và thiếu ong nuôi ấu trùng làm cả đàn thiệt hại. Trường hợp phấn bị nhiễm độc thì ong non chết trong thời gian dài.

Phòng trị bệnh

 

-    Người nuôi ong phải điều tra kỹ tình hình sử dụng thuốc sâu ở địa điểm mình chuẩn bị chuyển ong đến. Tốt nhất là tránh những vùng những cây thường xuyên sử dụng thuốc sâu.

-   Chủ động gặp gỡ với người trồng trọt bàn biện pháp bảo vệ các côn trùng thụ phấn khác và ong mật bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Nếu phải sử dụng thuốc hoá học thì chọn loại ít độc nhất, vào thời điểm cây không nở hoa, phun vào lúc chiều tối.

Khi được báo ngày phun thuốc, thuốc có độc tính cao tốt nhất là chuyển ong đến khu vực mới cách điểm cũ trên 2km. Nếu thuốc ít độc hơn có thể cách ly ong tại chỗ 2 - 3 ngày. Nới rộng khoảng cách các cầu, đóng cửa tổ, mở cửa sổ, bịt các khe hở, đặt ong vào chỗ tối, thỉnh thoảng dội nước mát.

-   Trường hợp không được thông báo thấy ong bị chết đột ngột, cần đóng cửa tổ xử lý như trên.

 

*   Xử đàn ong bị ngộ độc:

 

Sau khi chuyển ong đến vùng khác cần rũ bớt các cầu bánh tổ có mật hoa mới, các cầu phấn. Cho ong ăn nước đường loãng trong 3, 4 ngày, nhập các đàn thưa quân, đàn chết chúa lại, các đàn bị ngộ độc nặng đều phải thay chúa.

V.C