00:00 Số lượt truy cập: 2987507

CẢI TIẾN MÁY PHÁT CỎ THÀNH MÁY LÀM CỎ MÌ, MÍA LÀM HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 

Được đăng : 18/05/2019
Từ chiếc máy phát cỏ, ông Lưu Quang Trương, thôn Vĩnh Trung, xã Cam An, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa đã nghiên cứu thay thế một số bộ phận để thành chiếc máy làm cỏ mì, mía hữu ích như: lưỡi cắt cỏ, đầu bò của máy (phát cỏ) thay thế bằng bánh xe, hộp chuyền, dàn quay

 

Từ chiếc máy phát cỏ, ông Lưu Quang Trương, thôn Vĩnh Trung, xã Cam An, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa đã nghiên cứu thay thế một số bộ phận để thành chiếc máy làm cỏ mì, mía hữu ích như: lưỡi cắt cỏ, đầu bò của máy (phát cỏ) thay thế bằng bánh xe, hộp chuyền, dàn quay. Máy có kết cấu gọn nhẹ, trọng lượng gần 15kg, phù hợp với nhiều địa hình. Trong thời gian 1 ngày máy có thể làm được 4 sào, mỗi sào chi phí nhiên liệu 1 lít xăng. Hiện nay khâu làm cỏ mì, cỏ mía vẫn được người nông dân làm bằng sức người hoặc sức người kết hợp trâu bò cày. Áp dụng cơ giới hóa nhiều khâu vào canh tác cây mía và cây mì để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm làm ra là biện pháp còn khá mới và sáng tạo.

* Cấu tạo chính của máy: động cơ và thân máy là của máy phát cỏ công suất 3.6 xuất xứ Nhật Bản.  Các bộ phận cải tiến được tận dụng từ sắt thép, phế liệu dễ tìm mua trên thị trường gồm:

+ Hộp truyền động: có 1 khớp nối với trục máy phát cỏ, 1 bộ giảm tốc nối với các thiệt bị thao tác như dàn xới cỏ, dàn vun hàng. Hộp truyền động này được lắp một bánh xe đỡ phía sau dàn xới để nâng dàn xới sâu, cạn theo ý muốn và hỗ trợ cho người thao tác khỏi nâng giữ máy.

+ Dàn xới cỏ: gồm 16 răng xới bằng thép bố trí đều quanh trục, chiều ngang dàn xới 0,5m có tác dụng xới tơi đất, làm sạch cỏ hai bên hàng mía, hàng mì.

+ Dàn vun hàng: gồm 6  vòng chảo bằng thép cuốn quanh trục hình ruột gà theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, vòng chảo nhỏ nhất 10cm, vòng chảo lớn nhất 25cm có tác dụng vun hàng mì và mía trở lại sau khi xới sạch cỏ.

* Hiệu quả kinh tế: Chi phí 1 đợt làm cỏ mì, mía bằng sức người là 1.800.000đồng/ha, bò cày kéo là 1.400.000/ha, nếu kết hợp sức lao động và bò cày kéo có thể lên đến 3.200.000đồng/ha. Trong khi đó sử dụng máy làm cỏ cải tiến sẽ chỉ mất chi phí mua xăng và công lao động, vào khoảng 1.910.000đồng/ha. Sử dụng máy cải tiến giúp bà con tiết kiệm cả về thời gian và kinh phí (thời giá năm 2014).

* Hiệu quả xã hội: Giả quyết được tình trạng khan hiếm lao động nông thôn hiện nay, giải phóng sức lao động để đầu tư cho những ngành nghề khác. Chủ lao động được khâu làm cỏ nhanh, kịp thời vụ, giúp tơi xốp đất, tăng năng suất sản lượng cây mía và cây mì, tăng thu nhập , cải thiện đời sống nhân dân. Ngoài ra máy còn được cải tiến không gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

* Khả năng áp dụng: Do kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật chuyên mon cao nên hầu hết nông dân có diện tích trồng mì và mía tương đối đều thực hiện được để mang lại hiệu quả thu nhập. Hiện đã có 1 số khách hàng đặt máy cải tiến của ông.

Với sáng kiến “Cải tiến máy phát cỏ thành máy làm cỏ mì, mía” tác giả Lưu Quang Trương (xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đã nhận được giải khuyến khích tại Cuộc thi Sáng tạo Khoa học – Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI; bà còn có nhu cầu liên hệ ông Trương iện thoại: 0976511856.

M. Hoàng