00:00 Số lượt truy cập: 2987583

Chế tạo máy lột vỏ cây Keo, Bạch đàn 

Được đăng : 22/03/2019
Trong quá trình thu hoạch, sản xuất Keo, Bạch đàn… hiện nay nông dân chủ yếu lột vỏ cây bằng phương phâp thủ công nên cần phải thuê nhiều lao dộng để thực hiện. Do đó làm tăng đáng kể chi phí sản xuất của hộ nông dân. Quá thực tế sản xuất có giải pháp nâng cao sản lượng lột vỏ cây và ít tốn công lao động. Nhưng cho đến nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa có máy lột vỏ cây. Hiện tại nông dân trồng Keo, Bạch đàn nhiều với sản lượng lớn. Nên khi thu hoạch phải thuê lao động lột vỏ cây trước khi nhà máy chế biến, xây dựng, hoặc chế biến làm các công việc khác. Do đó Diệp Thế Mỹ - Thôn Đông Dinh, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đã sáng chế ra chế tạo ra máy lột vỏ cây Keo,

 

1. Cấu tạo va điểm mới của máy, máy gồm có các bộ phận sau :

- Băng chuyền: Đưa cây chạy vào máy.

- Máng: Giữ cây khỏi bung ra khỏi máy.

- 2 bánh răng: Lột vỏ cây.

- Ắc quy, bình đề: Khởi động máy chạy.

- Trục cường lực: Giỡ cây chạy qua máy.

- Bình hơi, ống dẫn hơi: Tạo áp lực.

- Động cơ 4 thì: Động cơ nổ dầu Diezel.

- Toàn bộ thiết bị của máy được làm bằng sắt

2. Nguyên lý hoạt động của máy.

- Cây sau khi chặt xong chất thành đống lớn

- Khi khởi động máy: động cơ hoạt động 2 bánh răng quay.

- Sử dụng 02 lao động để đưa cây vào hệ thống băng chuyền, một lần đưa vào băng chuyền một cây.

- Cây di chuyển từ băng chuyền rồi vào máng, cuốn vào 2 bánh răng đang xoay.Tại đây 2 bánh răng mở đúng bằng kích thước của cây khi chạy vào máy nhờ vào áp lực tạo ra từ bình hơi.

- Tại đay 2 bánh răng sẽ tự động tách lớp vỏ ở bên ngoài cây chạy vào máy và phun qua 2 bên máy.

- Sau khi chạy qua hệ thống máy Cây được lột sạch vỏ và phun ra phía sau mát.

Kết quả thu được là cây đã lột sạch vỏ phía sau máy chất thành đống và vỏ cây được tập trung phía 2 bên máy. Công nhân chỉ việc vận chuyển và xếp cây lên xe.

Hiệu quả của giải pháp là: công suất của máy lên đến từ 80 – 100 tấn/ngày, quy trình vận hành đơn giản, sử dụng ít lao động, máy dễ dàng lắp ráp, tháo rời nên thuận tiện vận chuyển. Dễ dàng vận chuyển bằng xe công nông.

3. lợi ích kinh tế xã hội của giải pháp.

Với máy lột vỏ sẽ tăng thu hập kinh tế, tiết kiệm được công lao động và thời gian, giải quyết được đầu vào nhanh và nhiều hơn cho máy chế biến.

-                     Nếu sử dụng công lao động đẻ lột vỏ thì 80 tấn cần 20 công lao động. Chi phí cho mỗi công lao động là 400.000 đồng. Tổng chi phí là 8.000.000 đồng.

-                     Nếu sử dụng máy để lột vỏ thì 80 tấn trên cần:

+ 03 lao động, mỗi công 500.000 đồng, tổng chi phí lao động là 1.500.000 đồng.

+ Nhiên liệu chạy máy 1 ngày khoảng 100 lít dầu, giá mỗi lít 13.000 đồng, tổng chi phí nhiên liệu  là 1.300.000 đồng.

+ Chi phí khác: 500.000 đồng/ ngày.

+ Hao mòn: 500.000 đồng/ ngày.

Tổng chi phí là 3.800.000 đồng

So với làm thủ công lãi được 4.200.000 đồng.

Máy lột vỏ cây sử dụng bằng động cơ nổ ít nhiên liệu. Hoạt động tốt ở địa bàn rừng núi, không ảnh hưởng đến môi trường và trật tự an ninh xã hội.

 

4. Khả năng áp dụng:

Máy lột vỏ có trọng lượng khoảng 4 tấn được lắp ráp từng hệ thống nên có thể di chuyển gọn nhẹ và có thể đặt được bắt cứ nơi đâu. Sau khi sử dụng xong ở nơi này có thể di chuyển đến nơi khác, chỉ cần có diện tích khoảng chừng 10 m2.

Máy lột vỏ được sử dụng cho doanh nghiệp, nhà máy, điểm tập kết cây, có thể sử dụng ở mọi nơi có nhu cầu lột vỏ cấy với số lượng lớn.

L.D