AH7 và AH1 hai dòng keo lai tự nhiên chống chịu bệnh, sinh trưởng nhanh
Được đăng : 13-12-2016 13:59:28
Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam vừa có báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: "Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo" giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005. Theo báo cáo, đề tài đã tuyển chọn được một số giống mới chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh, trong đó có hai dòng keo lai AH7 và AH1.Đề tài khảo nghiệm trên 26 dòng keo lai được trồng năm 2002 tại Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương và Sông Mây, tỉnh Đồng Nai, trong đó có 8 dòng của đề tài mới chọn (AH1, AH2, AH3, AH4, AH5,..
Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam vừa có báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: "Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo" giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005. Theo báo cáo, đề tài đã tuyển chọn được một số giống mới chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh, trong đó có hai dòng keo lai AH7 và AH1.
Đề tài khảo nghiệm trên 26 dòng keo lai được trồng năm 2002 tại Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương và Sông Mây, tỉnh Đồng Nai, trong đó có 8 dòng của đề tài mới chọn (AH1, AH2, AH3, AH4, AH5, AH6, AH7 và AH8), 5 dòng của Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Nam bộ (TB3, TB5, TB6, TB11 và TB12), 6 dòng của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (BV5, BV10, BV16, BV29, BV32 và BV33), 2 dòng của Phân viện lâm nghiệp Nam bộ (PV9 và PV11), 3 dòng của Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai (KL1, KL2 và KL14) và 2 dòng đối chứng Keo tai tượng và Keo lá tràm lấy giống từ nòi địa phương ở Đồng Nai.
Kết quả đề tài cho thấy hai dòng keo lai tự nhiên ký hiệu AH7 và AH1, mẹ là keo lá tràm và bố là keo tai tượng có dáng thân thẳng, chiều cao dưới cành lớn, kích thước lá nhỏ và thưa (giống keo lá tràm), dễ dàng tránh được sự xâm nhiễm của nấm Corticium salmonicolor, một loài nấm gây bệnh phấn hồng rất nguy hiểm cho keo tai tượng và keo lai. Sinh trưởng của dòng keo lai AH7 và AH1 (52 tháng tuổi) tại khu khảo nghiệm Bầu Bàng tỉnh Bình Dương bằng hoặc vượt trội hơn một số dòng keo lai đã dược công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật hay giống quốc gia (các dòng BV và TB), đạt được 34,9m3/ha/năm và 30m3//ha/năm. Khảo nghiện trên lập địa đã trồng bạch đàn có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng tại Sông Mây, tỉnh Đồng Nai dòng AH7 và AH1 sinh trưởng chậm hơn nhưng vẫn vượt trội các dòng BV và các dòng TB, đạt 23m3//ha/năm (AH7) và 21,6m3//ha/năm (AH1).
Hai dòng keo lai này đã được Hội đồng Công nhận giống của Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.