Bắc Ninh: Khắc phục hậu quả cá chết
Được đăng : 13-12-2016 13:53:57
Thời gian qua, rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng lớn sản xuất nông nghiệp nói chung, nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Nhiệt độ quá thấp làm cho một số loại thuỷ sản chịu rét kém như cá chim trắng, rô phi đơn tính, trê lai... chết hàng loạt không những thiệt hại về kinh tế mà còn gây dịch bệnh cho các loại cá khác cũng như ô nhiễm môi trường nước. Ngành nông nghiệp và người nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực khắc phục hậu quả của việc cá chết rét, chuẩn bị các điều kiện cho một vụ nuôi trồng thuỷ sản mới.Theo đánh giá của Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp- PTNT) rét đậm, rét hại kéo dài đã khiến cho một số loại thuỷ sản chịu rét kém như cá chim trắng, rô phi đơn tính, trê lai chết hàng loạt. Trong đó, tỷ lệ chết của cá cá rô phi khoảng 70%, cá chim trắng khoảng 90% tổng đàn, làm thiệt hại hàng chục triệu đồng đối với một số hộ nuôi trồng thuỷ sản. Theo ông Vũ Thái Ninh, Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp- PTNT) xác các loại cá trên nếu không được thu gom, xử lý sẽ là nguyên nhân lây lan bệnh nấm thuỷ mi sang các loại thuỷ sản khác; đồng thời khi xác cá phân huỷ trong nước sẽ tạo khí độc gây ô..
Thời gian qua, rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng lớn sản xuất nông nghiệp nói chung, nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Nhiệt độ quá thấp làm cho một số loại thuỷ sản chịu rét kém như cá chim trắng, rô phi đơn tính, trê lai... chết hàng loạt không những thiệt hại về kinh tế mà còn gây dịch bệnh cho các loại cá khác cũng như ô nhiễm môi trường nước. Ngành nông nghiệp và người nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực khắc phục hậu quả của việc cá chết rét, chuẩn bị các điều kiện cho một vụ nuôi trồng thuỷ sản mới.
Theo đánh giá của Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp- PTNT) rét đậm, rét hại kéo dài đã khiến cho một số loại thuỷ sản chịu rét kém như cá chim trắng, rô phi đơn tính, trê lai chết hàng loạt. Trong đó, tỷ lệ chết của cá cá rô phi khoảng 70%, cá chim trắng khoảng 90% tổng đàn, làm thiệt hại hàng chục triệu đồng đối với một số hộ nuôi trồng thuỷ sản. Theo ông Vũ Thái Ninh, Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp- PTNT) xác các loại cá trên nếu không được thu gom, xử lý sẽ là nguyên nhân lây lan bệnh nấm thuỷ mi sang các loại thuỷ sản khác; đồng thời khi xác cá phân huỷ trong nước sẽ tạo khí độc gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Trước thực tế đó, thời gian qua, Ngành Nông nghiệp, các địa phương và hộ nuôi trồng thuỷ sản đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều biện pháp. Cùng với thành lập đoàn kiểm tra đánh giá mức độ, từ đó tham mưu với UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ thiệt hại đối với các hộ bị chết cá, Sở Nông nghiệp- PTNT có công văn đề nghị các huyện, thành phố hướng dẫn nông dân chuẩn bị sản xuất vụ thuỷ sản mới.
Thực hiện hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, các hộ nuôi trồng thuỷ sản đã tiến hành thu gom, xử lý các đối tượng thuỷ sản bị chết rét tránh ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát sinh, tranh thủ thời gian cải tạo ao nuôi, tu sửa bờ bao, phơi đáy ao, chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất, thả giống ngay khi thời tiết ấm. Ông Nguyễn Văn Bạo, Chủ một trang trại nuôi trồng thuỷ sản ở thôn Cung Kiệm, xã Nhân Hoà (Quế Võ) cho biết: “Thời điểm trước Tết Nguyên đán, cá chim trắng và rô phi đơn tính tại trang trại của gia đình tôi chết rét quá nhiều vớt lên không kịp. Khi thời tiết nắng ấm, tôi phải xả kiệt nước, thu gom xác cá chết, phơi lòng ao để phòng trừ các loại dịch bệnh, tránh ô nhiễm môi trường nước”. Nhờ chủ động thực hiện các biện pháp trên, hậu quả cá chết đã bước đầu được khắc phục.
Tuy nhiên, theo Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp- PTNT) để sản xuất thuỷ sản năm 2008 đạt kết quả tốt, hoàn thành kế hoạch đề ra trong thời gia tới, các địa phương, cơ quan chuyên môn cần: Giới thiệu người nuôi chọn mua con giống tại các cơ sở sản xuất đảm bảo chất lượng (khoẻ mạnh, đều cỡ, nhanh nhẹn, không di hình, không mang mầm bệnh), xử lý cá giống trước khi thả bằng thuốc tím KMnO4 để diệt ký sinh trùng và một số tác nhân gây bệnh bám trên cá. Căn cứ vào điều kiện sản xuất của mình, các địa phương hướng dẫn người nuôi áp dụng mật độ thả nuôi bán thâm canh từ 1,5-2 con/m3, nuôi thâm canh từ 3 con/m3 trở lên; đa dạng các công thức nuôi để đảm bảo cung cấp đủ con giống phục vụ kịp thời cho sản xuất; Tích cực nuôi dưỡng, chăm sóc bằng các loại thức ăn công nghiệp, thức ăn phối chế, cám, gạo, ngô... phù hợp với giai đoạn phát triển của các đối tượng thuỷ sản thả nuôi để cá, tôm... sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gây mầu nước cho ao bằng phân chuồng ủ hoai mục với lượng từ 15 đến 20 kg/100 m2 kết hợp với phân vô cơ (đạm, lân) tỷ lệ N/P từ 2:1 hoặc 1:1 với lượng từ 200-300g/100 m2 nhằm nâng cao năng suất cá. Sử dụng một trong các loại thuốc như: KN-04-12, Tiên đắc, CuS04, Oxytetrecyline, Streptomycine, Osamet fish, Rifato, Virkon A để phòng và trị bệnh cho các đối tượng thuỷ sản thả nuôi vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột nhất các đối tượng dễ bị bệnh như: trắm cỏ, chép, đồng thời kết hợp sử dụng vôi bột và một số loại chế phẩm sinh học như: Super- PAC, Bio- DW, Fesh water, Anti- parasite, Aro-zyme theo định kỳ để sử lý môi trường ao nuôi. Khi phát hiện có dịch bệnh phát sinh cần báo ngay cho cán bộ chuyên môn để có biện pháp chỉ đạo.