03/11/2016
Bệnh đậu ở dê, cừu

Nguyên nhân



Bệnh gây ra do siêu vi trùng đậu dê, cừu, các loài gia súc đều bị bệnh đậu; nhưng thường ở mỗi loài gia súc có chủng siêu vi trùng gây bệnh riêng.



Triệu chứng



Thời gian ủ bệnh ở dê, cừu là 5-7 ngày



Dê, cừu bệnh thể hiện: sốt cao 40-41°C, kéo dài3-5 ngày, chảy nước mắt và dịch mũi, kém ăn nằm một chổ, trên da mặt xuất hiện các mụn nhỏ như hạt đổ, hạt ngô, lúc đầu nhỏ, sau mọng trắng vỡ loét ra, chảy dịch, đóng vảy nâu đen, vảy bong ra để lại vết sẹo đỏ. Các mụn đậu lại mọc lên đám da khác.



Biến chứng thường gặp: các mụn đậu mọc ở kết mạc mắt khi vỡ ra có thể làm cho dê, cừu bị mù, mụn đậu mọc ở niêm mạc, mũi và khí quản, gây viêm màng giả, có thể làm cho dê, cừu thở khó, suy hô hấp, mụn đậu mọc ở quanh nuốm vú, gây lở loét quanh nuốm vú.



Nếu có nhiểm trùng thứ phát do các loại tạp khuẩn thì các mụn loét mưng mủ, vỡ loét lâu thành vết thương.



Dê cừu mang thai thường sẩy thai khi bị bệnh đậu. Một số dê, cừu non mắc bệnh còn thấy: ỉa chảy nặng, chết nhanh, khi siêu vi trùng đậu tác động đến niêm mạc ruột.



Bệnh tích



Có mụn đậu ở ngoài da và trong niêm mạc mũi, miệng và núm vú ở dê cái.



Cách lây lan



Dê, cừu khoẻ nhốt chung với dê, cừu bệnh sẽ bị nhiễm siêu vi trùng đậu khi hít thở phải không khí có mầm bệnh. Siêu vi trùng xâm nhập vào súc vật niêm mạc mũi miệng.



Bệnh thường phát sinh vào đầu mùa xuân, khi thời tiết bắt đầu ấm áp và ẩm ướt.



Phát hiện bệnh



Sốt, có mụn đậu xuất hiện ở mặt da, trên niêm mạc mũi, miệng và quanh mắt.



Có thể xác định bệnh đậu dê, cừu bằng cách dùng các phản ứng huyết thanh và nuôi cấy trên môi trường để xác định siêu vi trùng đậu.



Điều trị



Không có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh đậu.



Cách điều trị các mịn đậu và biến chứng nhiễm khuẩn:



- Bôi các dụng dịch sát trùng lên các mụn đậu: Thường dùng dung dịch Blue Mêthylen 1% hoặc dung dịch Iodin 1%. Các dung dịch này đều diệt được siêu vi trùng và vi khuẩn ở mụn đậu, làm cho mụn đậu đóng vảy nhanh, bong ra và thành sẹo nhanh.



- Khi có hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn ở mũi, miệng và viêm khí quản thì điều trị bằng kháng sinh như Ampicilin: dùng liều 30g/kg thể trọng phối hợp với Kamamycin: dùng liều 20mg/kg thể trọng, dùng thuốc liên tục 5-6 ngày, kết hợp với sử dụng các loại thuốc trợ sức: Vitamin B1,Vitamin C và cafein.



- Trong thời gian điều trị giữ chuồng khô, sạch sẽ và ấm vào mùa đông.



Phòng bệnh



- Phát hiện sớm dê, cừu bệnh để cách ly và điều trị.



- Tiêm vacxin phòng bệnh cho dê, cừu khi có điều kiện. (Hiện nay nước ta chưa sản xuất và cũng chưa nhập vacxin đậu dê, cừu).



- Giữ chuồng luôn khô sạch, kính ấm mùa đông và thoáng mát mùa hè.





In tin    Phản hồi    Lượt truy cập: 2568