Bệnh đốm bồ hóng hại nhãn và cách phòng trị
Được đăng : 13-12-2016 13:59:29
Câu hỏi: Ở mặt dưới lá nhãn đã già có nhiều đốm đen mịn như nhung và hơi nhô lên cao hơn mặt lá một chút, dình dạng gần tròn, kích thước khỏang vài ba ly. Đề nghị cho biết đó là chứng bệnh gì? Cách phòng trị chúng sao cho có hiệu qủa?Vũ Như Thăng, Long Khánh (Đồng Nai)Và một vài bà con ở Nhị Mỹ, Cai Lậy, Tiền Giang Trả lời: Cái chứng bệnh mà các bạn mô tả theo chúng tôi có lẽ là bệnh đốm bồ hóng. Bệnh này do một lọai nấm có tên là Meliola commixta gây ra. Đúng như các bạn đã quan sát thấy, bệnh chỉ xuất hiện ở mặt dưới của những lá nhãn đã già (nhất là những lá nằm ở dưới thấp), hầu như không thấy ở lá bánh tẻ và tuyệt nhiên chẳng bao giờ thấy chúng xuất hiện ở những lá non.Vết bệnh hình tròn hoặc hơi tròn, có đường kính khoảng trên dưới 3ly, màu đen, vết bệnh càng lớn thì màu đen càng sậm hơn. Bề mặt của..
Câu hỏi: Ở mặt dưới lá nhãn đã già có nhiều đốm đen mịn như nhung và hơi nhô lên cao hơn mặt lá một chút, dình dạng gần tròn, kích thước khỏang vài ba ly. Đề nghị cho biết đó là chứng bệnh gì? Cách phòng trị chúng sao cho có hiệu qủa?
Vũ Như Thăng, Long Khánh (Đồng Nai)
Và một vài bà con ở Nhị Mỹ, Cai Lậy, Tiền Giang
Trả lời: Cái chứng bệnh mà các bạn mô tả theo chúng tôi có lẽ là bệnh đốm bồ hóng. Bệnh này do một lọai nấm có tên là Meliola commixta gây ra. Đúng như các bạn đã quan sát thấy, bệnh chỉ xuất hiện ở mặt dưới của những lá nhãn đã già (nhất là những lá nằm ở dưới thấp), hầu như không thấy ở lá bánh tẻ và tuyệt nhiên chẳng bao giờ thấy chúng xuất hiện ở những lá non.
Vết bệnh hình tròn hoặc hơi tròn, có đường kính khoảng trên dưới 3ly, màu đen, vết bệnh càng lớn thì màu đen càng sậm hơn. Bề mặt của vết bệnh hơi gồ lên, cao hơn so với mặt lá một chút, nhìn dưới kính lúp thì đó chính là lớp bào tử nấm rất mịn (mà các bạn đã mô tả là mịn như nhung) (ảnh ). Do vết bệnh có màu đen như bồ hóng bếp nên người ta đã gọi nó là bệnh đốm bồ hóng. Khi cạo bỏ lớp bồ hóng đi thì thấy mô lá ở phía dưới có màu thâm đen.
Bệnh phát triển lai rai quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh nhất vào giai đoạn cuối vụ, khi sắp thu hoạch trái. Có lẽ do lúc này những lá ra ở đợt đọt đầu tiên (sau khi chúng ta bẻ cành, tỉa lá, làm gốc… ở đầu vụ) đã chuyển từ giai đoạn bánh tẻ sang giai đoạn già cỗi, là giai đoạn phù hợp với điều kiện phát triển của bệnh. Qua quan sát thực tế vườn nhãn cho thấy, những vườn không được chăm sóc chu đáo để cây thiếu phân, thiếu nước, cằn cỗi, vườn khô hóc, những vườn ít hoặc không được cắt tỉa cành lá hằng năm khiến cho cây rậm rạp, kết hợp vườn lại có nhiều cỏ dại… làm cho vườn nhãn bít bùng không thông thoáng, là những vườn thường bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác.
Để hạn chế tác hại của bệnh, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:
-Không nên trồng qúa dầy, tạo cho vườn luôn thông thóang và cây có diều kiện được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn.
- Sau khi thu hoạch, cùng với việc làm gốc, bẻ cành, bón phân, tưới nước… để cây ra hoa kết trái, cần tỉa bỏ bớt những lá già, nhất là những lá đã bị bệnh, những lá ở dưới thấp. Cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, khô chết, những cành già ở bên trong tán cây không có khả năng cho trái, dọn sạch cỏ vườn để vườn nhãn thông thoáng.
- Chăm sóc vườn nhãn chu đáo, bón phân, tưới nước đầy đủ theo yêu cầu của cây để cây luôn sinh trướng và phát triển xanh tốt. Đây là biện pháp hết sức quan trọng, thường mang lại hiệu qủa phòng ngừa bệnh rất cao.
-Để hạn chế bệnh các bạn có thể sử dụng một trong những lọai thuốc như: COC 85WP; Vidoc 30WP hoặc BTN; Viben-C 50BTN; Score 250EC...nhớ xịt ướt đều cả mặt dưới của lá. Khi trái nhãn sắp thu họach cần đảm bảo thời gian cách ly của thuốc. Về cách sử dụng các bạn có thể tham khảo trên nhãn thuốc.