Bệnh mốc vàng hại hạt đậu nành 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:21
Câu hỏi: Đậu nành ở chỗ chúng tôi có hiện tượng như sau: sau khi gieo hạt giống xuống ruộng, có những hạt vẫn hút no nước và căng mọng, thế nhưng không thấy chúng mọc cây, sau một vài ngày thì thấy có một lớp nấm mốc mầu trắng, mầu xanh hoặc vàng rồi tự nhiên bị thối. Xin cho biết đó là căn bệnh gì? Xin được chỉ dẫn cách phòng trị căn bệnh này? Vũ Văn Nên Thống Nhất (Đồng Nai)Trả lời: Qua mô tả của bạn chúng tôi cho rằng có lẽ đậu của bạn đã bị bệnh Mốc vàng hạt gây hại. Bệnh này do một lọai nấm có tên là Aspergillus sp. gây ra, triệu chứng của chúng là hạt đậu giống sau khi gieo vẫn hút và chương nước bình thường, nhưng không mọc mầm được. Ban đầu xung quanh hạt đậu mọc một lớp khuẩn ty nấm mầu trắng, sau đó vài ngày lớp khuẩn ty này chuyển dần sang mầu xanh hoặc vàng, do nấm đã thành lập bào tử, sau đó..

Câu hỏi: Đậu nành ở chỗ chúng tôi có hiện tượng như sau: sau khi gieo hạt giống xuống ruộng, có những hạt vẫn hút no nước và căng mọng, thế nhưng không thấy chúng mọc cây, sau một vài ngày thì thấy có một lớp nấm mốc mầu trắng, mầu xanh hoặc vàng rồi tự nhiên bị thối. Xin cho biết đó là căn bệnh gì? Xin được chỉ dẫn cách phòng trị căn bệnh này?
Vũ Văn Nên
Thống Nhất (Đồng Nai)
Trả lời: Qua mô tả của bạn chúng tôi cho rằng có lẽ đậu của bạn đã bị bệnh Mốc vàng hạt gây hại. Bệnh này do một lọai nấm có tên là Aspergillus sp. gây ra, triệu chứng của chúng là hạt đậu giống sau khi gieo vẫn hút và chương nước bình thường, nhưng không mọc mầm được. Ban đầu xung quanh hạt đậu mọc một lớp khuẩn ty nấm mầu trắng, sau đó vài ngày lớp khuẩn ty này chuyển dần sang mầu xanh hoặc vàng, do nấm đã thành lập bào tử, sau đó cả hạt đậu sẽ bị thối.
Với những hạt bị nhiễm bệnh nhẹ, khi gieo hạt giống vẫn có thể nẩy mầm, mọc cây con, nhưng cây con phát triển kém, lá sò bị hư, méo mó, trên lá có những vết khô đen, thỉnh thỏang trên lá sò cũng thấy có khuẩn ty phát triển. Do ảnh hưởng của bệnh lá sò bị rụng sớm, cây con ốm yếu và dần dần cũng sẽ bị chết.
Bệnh mốc vàng hạt thường gây hại trên những chân ruộng có kết cấu thịt nặng, thóat nước kém, được gieo trồng vào những ngày có mưa nhiều. Đặc biệt là cùng với những điều kiện đã nêu trên mà hạt giống đã bị nhiễm bệnh này trước khi gieo do điều kiện bảo quản không tốt như để ở nơi ẩm độ không khí cao, trước khi tồn trữ bảo qủan hạt chưa được phơi khô (hàm lượng nước trong hạt còn cao trên 12%), hoặc nguồn hạt giống đã để lâu, khả năng mọc mầm kém, hoặc hạt gieo hơi sâu. Nếu bị bệnh hại nặng thì tỷ lệ hạt không nẩy mầm và cây con bị chết có thể lên đến bẩy, tám chục phần trăm.
Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong không khí và nhiễm vào hạt giống trong qúa trình bảo quản, tồn trữ (nếu bảo quản tồn trữ trong điều kiện ẩm độ không khí cao trên 60% và ẩm độ của hạt giống cao trên 12%).
Muốn phòng ngừa và hạn chế tác hại của bệnh bạn nên áp dụng một số biện pháp sau đây:
-Để trồng đậu nành, bạn nên chọn lọai đất thịt nhẹ pha cát, trước khi trồng đất phải được cày xới kỹ cho tơi xốp và phải có hệ thống thóat nước tốt mỗi khi có mưa.
- Nếu phải gieo trồng trên chân đất thit nặng thì khi gieo không gieo qúa sâu và sau khi gieo hạt không nên phủ hạt qúa dầy để giúp hạt mọc mầm và phát triển nhanh.
- Không gieo hạt sâu, không gieo hạt vào những ngày trời có mưa liên tục.
-Dùng hạt mới thu họach ở vụ trước làm giống gieo cho vụ sau. Do hạt đậu nành có tỷ lệ dầu cao nên hạt rất dễ bị mất sức nẩy mầm, vì thế không nên dùng hạt giống đã để lâu, sức mọc mầm của hạt giống sẽ kém.
-Trước khi bảo quản tồn trữ, hạt giống phải được phơi thật khô (đảm bảo ẩm độ hạt phải dươi 12%). Nơi tồn trữ hạt giống phải khô ráo, thông thóang, ẩm độ không khí không cao qúa 60%.