Bệnh nấm trên các loài cá cảnh
Được đăng : 13-12-2016 13:49:10
Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi cá cảnh nói riêng có rất nhiều bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cá nuôi. Sự ảnh hưởng của bệnh đến vật nuôi thủy sản cơ bản là giống nhau. Đa phần đều ảnh hưởng trực tiếp, theo chiều hướng xấu đến sự sinh trưởng (lớn lên), dinh dưỡng (ăn mồi), sinh sản, tỉ lệ sống, độ đồng đều, thời gian nuôi, chi phí sản xuất…Đối với cá cảnh, ngoài những ảnh hưởng trên, bệnh còn ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố màu sắc, và kiểu dáng. Về cơ bản, màu sắc cá, thông qua yếu tố di truyền, nhân tố giống, đặc thù chủng loài, các loại thức ăn, môi trường, tuổi, cơ thể cá tổng hợp nên những màu sắc đa dạng, đặc trưng từng giống loài khác nhau. Đối với cá cảnh, có thể nói giá trị của từng loài được xác định chủ yếu qua yếu tố màu sắc, kiểu dáng. Các bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán, nấm, môi trường, các loài địch hại…đều có những tác động, ảnh hưởng khác nhau lên cá cảnh, tùy thuộc vào thời điểm gặp gỡ, tiếp xúc. Nếu thời điểm tiếp xúc trùng với thời điểm giao mùa, thời tiết khí hậu thay đổi, môi trường biến động, những đợt sốc sinh lý, tác nhân ngoại cảnh, chăm sóc quản lý không hợp lý, sức..
Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi cá cảnh nói riêng có rất nhiều bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cá nuôi. Sự ảnh hưởng của bệnh đến vật nuôi thủy sản cơ bản là giống nhau. Đa phần đều ảnh hưởng trực tiếp, theo chiều hướng xấu đến sự sinh trưởng (lớn lên), dinh dưỡng (ăn mồi), sinh sản, tỉ lệ sống, độ đồng đều, thời gian nuôi, chi phí sản xuất…Đối với cá cảnh, ngoài những ảnh hưởng trên, bệnh còn ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố màu sắc, và kiểu dáng. Về cơ bản, màu sắc cá, thông qua yếu tố di truyền, nhân tố giống, đặc thù chủng loài, các loại thức ăn, môi trường, tuổi, cơ thể cá tổng hợp nên những màu sắc đa dạng, đặc trưng từng giống loài khác nhau. Đối với cá cảnh, có thể nói giá trị của từng loài được xác định chủ yếu qua yếu tố màu sắc, kiểu dáng. Các bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán, nấm, môi trường, các loài địch hại…đều có những tác động, ảnh hưởng khác nhau lên cá cảnh, tùy thuộc vào thời điểm gặp gỡ, tiếp xúc. Nếu thời điểm tiếp xúc trùng với thời điểm giao mùa, thời tiết khí hậu thay đổi, môi trường biến động, những đợt sốc sinh lý, tác nhân ngoại cảnh, chăm sóc quản lý không hợp lý, sức khỏe cá kém…thì mức độ ảnh hưởng sẽ nghiêm trọng, sâu sắc hơn rất nhiều.
Một trong những bệnh phổ biến trong mùa mưa, thường gặp nhiều trên các loài cá cảnh đó là bệnh nấm. Khí hậu mùa mưa tương đối mát mẻ, nhiệt độ môi trường tự nhiên thường không cao, nguồn nước nuôi ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển. Về biểu hiện chung, khi cá nhiễm bệnh nấm, thường giảm đến bỏ ăn, bơi lội, vận động kém, hay tụ thành đàn nơi thành hồ, gần hệ thống sưởi nhiệt hoặc máy sục khí. Màu sắc cá thay đổi rất nhanh, chuyển dần sậm đen, mất màu, nhợt nhạt dần. Trên thân xuất hiện những vùng da trắng bệt, từ đây mảng da bung, rớt ra ngoài. Tại vùng da này xuất hiện những sợi nấm li ti màu trắng, một đầu gim sâu vào cơ thể cá, đầu còn lại, thả tự do trong nước. Đôi khi gặp, trên thân cá phủ một lớp lấm tấm như bụi phấn, màu vàng, lớp phấn này ngày một nhiều hơn. Về nguyên nhân hình thành bệnh là do sự kết hợp giữa yếu tố môi trường, mầm bệnh và sức khỏe cá, liên quan đến các vấn đề như chất lượng giống, giai đoạn nuôi, mật độ nuôi, thức ăn, chăm sóc, quản lý…Về mức độ ảnh hưởng, tùy theo chất lượng môi trường, thời gian lưu bệnh, sức khỏe cá nuôi, cũng như các biện pháp và thời điểm tác động, can thiệp, phương pháp chuẩn đoán, điều trị kịp thời…Mức độ nhẹ, cá giảm ăn, màu sắc mất dần độ sắc sảo, hoạt động kém phần linh hoạt. Mức độ nặng, cá gầy yếu, bỏ ăn, màu sắc nhợt nhạt hoặc mất màu. Bắt đầu có hiện tượng chết rải rác, mức độ tử vong tăng dần ở những ngày tiếp theo.
Về phòng bệnh, nên chủ động triển khai, áp dụng, chọn lựa theo phương pháp ít tốn kém, hiệu quả cao hơn. Biện pháp phòng bệnh chung nhất đó là phòng bệnh từ xa, phòng bệnh thông qua việc bố trí dụng cụ nuôi, vị trí nuôi, xử lý nguồn nước, bố trí mật độ nuôi, chăm sóc và quản lý. Tất cả các khâu trên cần được tuân thủ nghiêm ngặt, tuần tự, logic, và triệt để. Về trị bệnh, ngay khi phát hiện và định dạng được bệnh, cần triển khai ngay công tác trị bệnh. Trước khi tiến hành công việc chữa bệnh, cần thay nước mới, lượng nước thay từ 30-50% tùy thuộc chất lượng môi trường. Hoặc thu gom cá lên hồ sạch, cách ly đàn cá khỏe. Công việc đánh thuốc nên thực hiện vào thời điểm 9-10h sáng, thời điểm khác không nên thực hiện, đặc biệt là chiều tối, hay những ngày chuyển mùa, thay đổi thời tiết. Không nên đánh thuốc trước và sau khi cho cá ăn. Các loại thuốc, hóa chất chuyên dùng để tắm cá, diệt nấm như vôi nông nghiệp ( CaCO3) liều 100-200g/mét khối nước, tắm cá trong 24h sau đó thay 50% nước. Muối hột (NaCl)1-2g/10 lít nước, cho thẳng vào nước nuôi. Methylen Blue 0.01-0.02mg/mét khối nước. Thuốc tím (KMnO4) 200mg/100lit nước hồ. Acriflavine 3mg/lít nước, Formaline 4ml/100 lít nước. Thời gian đánh thuốc liên tục chỉ không chế trong 2-3 ngày, không nên kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và màu sắc cá sau này.