Bệnh phù thũng ở lợn con, nguyên nhân và cách phòng trị
Được đăng : 13-12-2016 13:47:29
Bệnh phù thũng thường gặp ở lợn con sau cai sữa; gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, đọng nhiều dịch ở các cơ quan nội tạng.Bệnh do các chủng E.coli gây ra dưới tác động của các yếu tố nguy hại như: Cai sữa không đúng kỹ thuật để lợn con quá đói hoặc quá khát, thay đổi đột ngột thức ăn, nước uống, chuồng nuôi; vệ sinh thú y kém, thời tiết thay đổi đột ngột...Triệu chứng: Bệnh phù thũng thường xảy ra đột ngột ở lợn con giai đoạn cai sữa và sau cai sữa từ 1-3 tuần. Tỷ lệ lợn bị bệnh chết từ 40 - 100%, những con to béo nhất đàn, ăn no nhất thường bị chết. Lợn bệnh bị sốt 1-2 ngày đầu nhiễm bệnh sau đó hạ..
Bệnh phù thũng thường gặp ở lợn con sau cai sữa; gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, đọng nhiều dịch ở các cơ quan nội tạng.
Bệnh do các chủng E.coli gây ra dưới tác động của các yếu tố nguy hại như: Cai sữa không đúng kỹ thuật để lợn con quá đói hoặc quá khát, thay đổi đột ngột thức ăn, nước uống, chuồng nuôi; vệ sinh thú y kém, thời tiết thay đổi đột ngột...
Triệu chứng: Bệnh phù thũng thường xảy ra đột ngột ở lợn con giai đoạn cai sữa và sau cai sữa từ 1-3 tuần. Tỷ lệ lợn bị bệnh chết từ 40 - 100%, những con to béo nhất đàn, ăn no nhất thường bị chết. Lợn bệnh bị sốt 1-2 ngày đầu nhiễm bệnh sau đó hạ xuống (có khi dưới mức bình thường). Lợn bệnh bị sưng đầu, mí mắt, nên có con bị lòi mắt ra. Bị sưng đầu nên lợn bệnh giảm tiếng kêu, khó thở. Lợn bệnh có triệu chứng thần kinh như đi xoay vòng theo một chiều nhất định, yếu hai chân sau nên nằm co giật, bốn chân giãy liên tục hoặc thẳng cứng trước khi chết. Khi mổ ra thấy ở tá tràng ruột non có những đoạn ruột bị dồn máu và đỏ hơn bình thường.
Điều trị: Nhốt tất cả đàn lợn vào nơi tối, yên tĩnh, tránh ánh sáng, tiếng ồn, không cho ăn 1-2 ngày (vẫn cho uống nước đầy đủ). Dùng Magiê, canciumphos cho uống hoặc tiêm bắp 10ml/con, 1-2 lần/ngày.
Dùng thuốc điều trị:
Cách 1, sử dụng thuốc an thần hạ sốt Vinatharin tiêm bắp 50ml/con/lần, 1-2 lần/ngày. Sau tiêm thuốc an thần 10-15 phút, mới tiếp tục dùng kháng sinh.
Cách 2, dùng Nocoli tiêm bắp 1ml/10kg trọng lượng/lần, dùng 2 lần/ngày. Nếu lợn bé quá nên pha loãng thuốc với vitamin B1 theo tỷ lệ 1/5.
Cách 3, dùng Urutrophin tiêm bắp 50ml/con hoặc phối hợp với canciumphos 10ml/con/lần/ngày, dùng liên tục 3-4 ngày, sau 24 giờ nhịn ăn cho lợn con ăn lại từ ít đến đủ khẩu phần, nhưng chia làm 4-5 lần/ngày.
Có thể thay kháng sinh Nocoli bằng PTRC 1ml/10kg thể trọng; Anpisep 1ml/10kg thể trọng.
Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào thời điểm can thiệp, càng sớm hiệu quả điều trị càng cao.
Phòng bệnh: Tập cho lợn con ăn sớm, từ 7-10 ngày tuổi, cai sữa từ từ (giảm dần số lần cho bú), tăng dần khẩu phần tập ăn trong vòng 4-5 ngày trước và sau khi cai sữa; cho ăn từ ít đến nhiều, chia 4-5 lần/ngày (2-3 ngày trước và sau khi cai sữa). Dùng một trong các thuốc điều trị bệnh đường ruột để phòng như: Colivinabet 1 gói/100kg lợn/ngày; Enzymbiosuc gói 5g/20kg thể trọng; chú ý bảo đảm vệ sinh thú y, thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo quy định.