Bệnh sán lá ruột heo, nguyên nhân và cách phòng trị 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:29
Sán trưởng thành giống hình một chiếc lá, ký sinh ở ruột non của heo, chúng sinh sản theo cách “ lưỡng tính dị thụ tinh”, điều kiện khí hậu ở nước ta thuận lợi cho quá trình phát triển và lây nhiễm bệnh.1. Động vật cảm nhiễm Thường gặp trên heo, chó, hổ và thỏ; ngoài ra con người cũng cảm nhiễm với sán lá ruột Fasiolopsis Buski.2. Nguyên nhân truyền lây bệnh Mầm bệnh sán lá ruột lây nhiễm từ heo bệnh sang heo khỏe qua chất thải là phân gia súc. Việc lây lan mầm bệnh sán lá có thể qua ký chủ trung gian là các loài ốc.3. Triệu chứng Sán di chuyển trong ruột non làm tổn..

Sán trưởng thành giống hình một chiếc lá, ký sinh ở ruột non của heo, chúng sinh sản theo cách “ lưỡng tính dị thụ tinh”, điều kiện khí hậu ở nước ta thuận lợi cho quá trình phát triển và lây nhiễm bệnh.
1. Động vật cảm nhiễm
Thường gặp trên heo, chó, hổ và thỏ; ngoài ra con người cũng cảm nhiễm với sán lá ruột Fasiolopsis Buski.
2. Nguyên nhân truyền lây bệnh
Mầm bệnh sán lá ruột lây nhiễm từ heo bệnh sang heo khỏe qua chất thải là phân gia súc. Việc lây lan mầm bệnh sán lá có thể qua ký chủ trung gian là các loài ốc.
3. Triệu chứng
Sán di chuyển trong ruột non làm tổn thương niêm mạc ruột, gây tác hại cơ học tạo điều kiện cho việc nhiễm trùng thứ phát gây viêm ruột thể cata. Biểu hiện có thể thấy là heo bị tiêu chảy, phân có mùi tanh, nếu nặng gia súc có thể chết. Độc tố do sán tiết ra có thể gây hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở heo từ 3 – 4 tháng tuổi, lúc táo bón, lúc tiêu chảy làm gia súc chậm phát triển, còi cọc.
- Đối với nái nuôi con khi nhiễm bệnh sán lá thì giảm năng suất sữa, gầy yếu, con theo mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.
- Biểu hiện rõ nhất của heo nhiễm bệnh sán lá là thiếu máu, còi cọc, suy nhược, tuy heo vẫn ăn khoẻ nhưng không tăng trọng.
4. Địều trị
- Praziquentel 10 mg/kg P(thể trọng)
+ Pha với nước cho uống vào buổi sáng, sau đó ta cho ăn uống bình thường theo định lượng.
+ Theo dõi nếu có phản ứng tiêu chảy ta phải kịp thời điều trị, tiêm trợ lực cho heo bằng cafein + vitamine C.
5. Phòng bệnh
Để phòng bệnh sán lá ruột, cần thực hiện 4 biện pháp sau đây:
5.1. Định kỳ kiểm tra phân và tẩy sán toàn đàn (2 lần/năm).
5.2. Diệt mầm bệnh ở môi trường tự nhiên như: Ủ phân để diệt trứng sán lá trong phân bằng nhiệt , tuy đơn giản nhưng có tác dụng tránh sự phát tán mầm bệnh. Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, định kỳ tiêu độc chuồng trại bằng nước vôi 10%.
5.3. Diệt ký chủ trung gian bằng CuSO4 nồng độ 3 -4% phun vào cây thuỷ sinh, rau mọc ở dưới nước để diệt loài ốc, nhưng cần chú ý CuSO4 có thể gây nhiễm độc tố cho gia súc và con người.
5.4. Chăm sóc và nuôi dưỡng gia súc tốt đẻ nâng cao sức đề kháng với các loại bệnh.