Bệnh thân đỏ đốm trắng của tôm sú 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:19
Triệu chứng:Tôm yếu, ăn giảmBơi lên mặt nước hoặc vào bờ.Bơi không định hướngXuất hiện nhiều đốm trắng (đường kính cỡ 2-3mm) ở vùng mang (khu vực đầu) và vùng thân (đốt cuối thân)Đôi khi toàn thân có màu đỏTôm chết khá nhiều trong khoảng thời gian 5-7 ngàyTrước khi xuất hiện triệu chứng 2-3 ngày, tôm ăn nhiều một cách không bình thường.Tôm vào vó nhiều so với bình thường.Nguyên nhân:Vi rút (Systemic Ectodermal and Mesodermal Baculovirus - SEMBV) hoặc (White spot Syndrome Virus - WSSV)Điều kiện:ADNHypertrophic NucleausĐộ mặn 5-40 pptpH 4-10Nhiệt độ < 0 C - 79 CViệc lây truyền bệnh:1. Nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ - gọi là nhiễm bệnh theo chiều dọc (Vertical Transmission)Tôm bố mẹ bị nhiễm bệnhThức ăn của tôm bố mẹ (cua biển, hà biển) bị nhiễm bệnh.Nước biển dùng cho trại giống bị nhiễm bệnh2. Nhiễm bệnh từ tôm bị bệnh truyền sang, từ vật chủ trung gian mang mầm bệnh hoặc các mầm bệnh sẵn có trong nước. Việc lây lan này gọi là nhiễm bệnh theo chiều ngang (Horizontal transmission) do:Nuôi với mật độ caoKhông có lưới ngănKhông dùng ao lắng, bơm nước..

Triệu chứng:
Tôm yếu, ăn giảm
Bơi lên mặt nước hoặc vào bờ.
Bơi không định hướng
Xuất hiện nhiều đốm trắng (đường kính cỡ 2-3mm) ở vùng mang (khu vực đầu) và vùng thân (đốt cuối thân)
Đôi khi toàn thân có màu đỏ
Tôm chết khá nhiều trong khoảng thời gian 5-7 ngày
Trước khi xuất hiện triệu chứng 2-3 ngày, tôm ăn nhiều một cách không bình thường.
Tôm vào vó nhiều so với bình thường.
Nguyên nhân:
Vi rút (Systemic Ectodermal and Mesodermal Baculovirus - SEMBV) hoặc (White spot Syndrome Virus - WSSV)
Điều kiện:
ADN
Hypertrophic Nucleaus
Độ mặn 5-40 ppt
pH 4-10
Nhiệt độ < 0 C - 79 C
Việc lây truyền bệnh:
1. Nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ - gọi là nhiễm bệnh theo chiều dọc (Vertical Transmission)
Tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh
Thức ăn của tôm bố mẹ (cua biển, hà biển) bị nhiễm bệnh.
Nước biển dùng cho trại giống bị nhiễm bệnh
2. Nhiễm bệnh từ tôm bị bệnh truyền sang, từ vật chủ trung gian mang mầm bệnh hoặc các mầm bệnh sẵn có trong nước. Việc lây lan này gọi là nhiễm bệnh theo chiều ngang (Horizontal transmission) do:
Nuôi với mật độ cao
Không có lưới ngăn
Không dùng ao lắng, bơm nước trực tiếp từ ngoài vào
Vật chủ trung gian: các loại cua biển, tôm đất...
Cách nhận bệnh:
Nhuộm màu Haematoxylin và Eosin: Hypertropic nucleus (2-3 hrs)
Paraffin Section và nhuộm màu
PCR (polymerase chain reaction) kiểm tra ADN dùng Gel electrophoresis.

PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÍ BỆNH
1. Trại giống
Phương tiện sản xuất giống đạt tiêu chuẩn
Kiểm tra bằng máy PCR (PCR checking)
Tôm bố mẹ tốt

2. Tôm giống
Kiểm tra bằng máy PCR
Chọn tôm giống theo các tiêu chuẩn qui định
Kiểm tra sự căng thẳng của giống (Fomalin stress test)
Mật độ thả phù hợp

3. Ao nuôi
Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao
Diệt khuẩn trong ao và nước, diệt các vật chủ trung gian:
Chlorine 30ppm
Formaline 70ppm
B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)
KMnO4 10ppm
Hạn chế cua vào ao:
dùng FOS 500 EC 200 trộn với cá tươi (1kg)
Hạn chế ốc trong ao
Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao.
Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao: Aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta (7ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc Power pack (theo chương trình) 20 lít/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày.
Dùng đường cát 2-3ppm hoặc 10-12kg/hecta liên tục 45 ngày, sau đó ít nhất một tuần dùng một lần.
Giảm bớt chất hữu cơ trong ao bằng phương pháp thay nước, xiphông, tăng thời gian chạy máy xục khí.
Gây màu nước: dùng phân vô cơ (N:P:K) hoặc phân xanh.

4. Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi
Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi
Men vi sinh
Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat.
Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày)
C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi.
Vác xin (Vaccine)
Thức ăn bổ sung (Supplement feed)
Dùng tảo để phòng ngừa
Sử dụng vi sinh để phòng ngừa
Giảm so với mức bình thường
Thêm đường cát
Kiểm tra chất lượng nước và đất để xử lý: Chất lượng nước thay đổi như độ đục trong (do bùn đất hay do tảo), pH, độ kiềm (Alkalinity) có thể xứ lý cho phù hợp bằng cách sử dụng D-100, Super-Ca, Sunslant WSP, Cleaner-80, Zymetine, Aqua bac, Powe pack.
Kiểm tra thức ăn và sức khoẻ của tôm: Kiểm tra thức ăn trong vó. Kiểm tra vibrio trong nước và trong gan tôm (từ khi tôm được 21 ngày tuổi) 7 ngày/lần (trong nước phải ít hơn 102 tế bào/cc và trong gan không nên có)
Kiểm tra vi khuẩn vibrio trong thân, gan và đường ruột tôm.
Chất lượng ao nuôi: Các ao nuôi mà có chất dơ nhiều hoặc tảo chết nhiều xử lý bằng phương pháp hút bùn, thay nước và dùng máy cung cấp oxy và dùng D-100, Super-CA, Zymetine, Aqua bac, Power pack.

5. Xử Lý
Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300 (đã bị cấm sử dụng), Daitrim, Gregacin khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng Thuốc diệt khuẩn Xử lí bệnh thân đỏ đốm trắng:
Giúp cho tôm có sức kháng bệnh (Tôm bắt từ trại đã miễn nhiễm SEMBV)
Trộn Semvac-P cho tôm ăn từ giai đoạn PL trong ao/ ao ương - Phương pháp này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh khi đã dùng được 30-45 ngày.
Tôm trong ao ương: 10gram/1kg thức ăn (mỗi ngày một bữa)
Tôm từ 0-1 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (mỗi ngày một bữa)
Tôm từ 1-2 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (ngày cách ngày)
Tôm từ >2 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (3-5 ngày dùng 1 lần)
Trộn Zymetin vào thức ăn từ số 4002 đến 4005: 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trường hợp bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn.