Bệnh tiêu chảy phân trắng trên heo
Được đăng : 13-12-2016 13:47:30
I. Nguyên nhânBệnh do vi khuẩn Escherichia Coli gây ra, thường xảy ra ở heo con từ lúc sơ sinh đến sau cai sữa 1- 2 tuần do các nguyên nhân sau:- Chuồng trại ẩm ướt, heo con đẻ ra bị nhiễm lạnh hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột.- Heo con chậm được bú sữa đầu, thiếu máu, thiếu vitamin A.- Thay đổi thức ăn của heo mẹ đột ngột hoặc heo mẹ bị stress.Từ các yếu tố trên tạo điều kiện cho vi trùng E.coli xâm nhập vào ruột tiết độc tố gây tiêu chảy, độc tố đến não gây cho heo có triệu chứng thần kinh.II. Triệu chứngBệnh xảy ra ở các giai đoạn tuổi khác nhau:- Tiêu chảy trên heo con sơ sinh từ 1 - 4 ngày tuổi: phân lỏng màu vàng kem hoặc hơi xanh. Trong thời..
I. Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Escherichia Coli gây ra, thường xảy ra ở heo con từ lúc sơ sinh đến sau cai sữa 1- 2 tuần do các nguyên nhân sau:
- Chuồng trại ẩm ướt, heo con đẻ ra bị nhiễm lạnh hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột.
- Heo con chậm được bú sữa đầu, thiếu máu, thiếu vitamin A.
- Thay đổi thức ăn của heo mẹ đột ngột hoặc heo mẹ bị stress.
Từ các yếu tố trên tạo điều kiện cho vi trùng E.coli xâm nhập vào ruột tiết độc tố gây tiêu chảy, độc tố đến não gây cho heo có triệu chứng thần kinh.
II. Triệu chứng
Bệnh xảy ra ở các giai đoạn tuổi khác nhau:
- Tiêu chảy trên heo con sơ sinh từ 1 - 4 ngày tuổi: phân lỏng màu vàng kem hoặc hơi xanh. Trong thời gian tiêu chảy heo con vẫn bú. Tuy nhiên cơ thể suy nhược rất nhanh, lông dựng lên, đuôi cụp xuống, gầy còm, nằm chồng chất lên nhau. Sau 2 - 3 ngày tiêu chảy, một số con chết do mất nước, số còn lại nếu điều trị tốt sẽ khỏi bệnh.
- Tiêu chảy giai đoạn từ 5 ngày tuổi – 3, 4 tuần: là do không tiêu thức ăn, thiếu chất sắt hoặc do chăm sóc kém. Phân có màu trắng hoặc xám trắng, heo con
gầy ốm, lông dựng lên, có thể có sốt hoặc không.
- Tiêu chảy sau cai sữa: thường do cho heo ăn quá nhiều, heo
con không tiêu hóa hết thức ăn, thức ăn còn thừa trong ruột tạo điều kiện cho vi trùng E.coli phát triển và gây bệnh.
III. Bệnh tích
Ruột xung huyết, không thấy xuất huyết, không có vết loét hoặc hoại tử.
IV. Phòng bệnh
- Chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Tiêu độc và sát trùng chuồng đẻ trước và sau khi sinh bằng các loại thuốc sát trùng Iodox, Bioclean. - Giữ ấm cho heo con ngay sau khi sinh nhất là vào mùa mưa, cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để hấp thu dưỡng chất và kháng thể, tiêm bổ sung sắt cho heo con vào lúc 3 và 10 ngày tuổi.
- Cho heo con tập ăn sớm (7 – 10 ngày) để giúp ruột non sớm tạo ra enzyme có lợi cho quá trình tiêu hóa sau này. Khi cai sữa để đàn heo tại chuồng khoảng 1 tuần để tránh nhiễm các chủng E.coli khác gây bệnh.
- Tiêm phòng vaccin E.coli cho heo nái 2 lần vào lúc 4 tuần và 2 tuần trước khi sanh, kháng thể thụ động truyền qua sữa sẽ bảo hộ heo con phòng bệnh trong thời gian bú mẹ.
V. Điều trị
- Tách riêng heo bệnh ra khỏi đàn để điều trị.
+ Kháng sinh:
Clamoxyl L.A: 15mg/kg thể trọng hay 1ml/10kg thể trọng hay
Sodibio 1ml/10kg thể trọng hoặc Sulfamid liên tục trong 3 - 5 ngày.
Trộn Cobactin 6% (Colistin) cho ăn 3 – 5 ngày.
+ Cấp nước, chất điện giải và vitamin (ADEK 126 hoặc Biolyte : 15g/10 lít nước) để tăng cường sức đề kháng.
+ Sưởi ấm cho heo con. Đối với heo còn bú vẫn cho bú mẹ bình thường.
- Giảm lượng thức ăn cho heo bệnh. Những heo còn lại trong bầy giảm lượng ăn hàng ngày đồng thời tiến hành vệ sinh chuồng trại.
- Bổ sung thêm men vi sinh: Avibac-WS