Biện pháp bảo quản lúa giống
Được đăng : 13-12-2016 12:29:37
1. Thu hoạch:- Lúa giống trước khi thu hoạch đã được khử lẫn đạt tiêu chuẩn qui định sau đó tiến hành thu hoạch. Nếu ruộng kế bên khác giống, tốt nhất nên bỏ lại 1-2m ở cạnh bên ruộng khác giống để làm lúa ăn. Vì vụ HT thường mưa và ẩm độ không khí cao, cắt xong nên tổ chức suốt lúa, ra hạt trong ngày. Nếu không suốt được trong ngày, phải bó lúa lại và dựng nơi khô mát, không bị mưa và không nên để quá lâu sẽ làm giảm chất lượng của hạt giống.Trước khi suốt lúa phải vệ sinh thùng suốt thật kỹ, bảo đảm không còn hạt lúa khác giống lẫn trong lúa giống. Tất cả đệm, thúng, bao chứa giống phải làm vệ sinh sạch sẽ. Giặt sạch phơi khô, cần thiết có thể phun các loại thuốc trừ nấm mọt ở vỏ bao.- Bao đựng lúa giống phải là bao mới, nếu là bao cũ phải lộn bao ra giũ để không còn hạt lúa nào còn sót lại.2. Phơi sấy:- Khi ra hạt xong phải được phơi hoặc sấy ngay trong ngày, thời gian..
1. Thu hoạch:
- Lúa giống trước khi thu hoạch đã được khử lẫn đạt tiêu chuẩn qui định sau đó tiến hành thu hoạch. Nếu ruộng kế bên khác giống, tốt nhất nên bỏ lại 1-2m ở cạnh bên ruộng khác giống để làm lúa ăn. Vì vụ HT thường mưa và ẩm độ không khí cao, cắt xong nên tổ chức suốt lúa, ra hạt trong ngày. Nếu không suốt được trong ngày, phải bó lúa lại và dựng nơi khô mát, không bị mưa và không nên để quá lâu sẽ làm giảm chất lượng của hạt giống.Trước khi suốt lúa phải vệ sinh thùng suốt thật kỹ, bảo đảm không còn hạt lúa khác giống lẫn trong lúa giống. Tất cả đệm, thúng, bao chứa giống phải làm vệ sinh sạch sẽ. Giặt sạch phơi khô, cần thiết có thể phun các loại thuốc trừ nấm mọt ở vỏ bao.
- Bao đựng lúa giống phải là bao mới, nếu là bao cũ phải lộn bao ra giũ để không còn hạt lúa nào còn sót lại.
2. Phơi sấy:
- Khi ra hạt xong phải được phơi hoặc sấy ngay trong ngày, thời gian từ khi cắt đến khi đem sấy trong vòng 20 giờ. Nếu thời gian này kéo dài thì dù phơi sấy thật khô nhưng sức sống của hạt sẽ giảm nên khó tồn trữ lâu được.
- Nếu không có điều kiện sấy nên phơi trên sân đất có trải lưới cước phía dưới, vì trên sân gạch hoặc ximăng có khả năng nền nóng quá sẽ làm ảnh hưởng hạt giống. Đổ lúa giống ra lớp mỏng 3-5cm và phải cào trở thường xuyên. Khi ẩm độ lúa đạt 14% (cắn hạt lúa nghe kêu đều) thì có thể ngưng lại, không vô bao liền mà để nguội từ từ ít nhất 6 giờ.
- Nếu có điều kiện thì nên sấy vì sấy đúng kỹ thuật sẽ làm cho hạt lúa giống có sức sống và chất lượng tốt hơn. Khi sấy cần phải bảo đảm:
+ Kiểm tra vệ sinh lò sấy trước khi đổ lúa giống vào sấy.
+ Khi phơi hoặc sấy phải thật khô, đảo thật đều ẩm độ khoảng 12,5%, nhiệt độ khoảng 40 - 420C, không đốt nóng hạt quá mức vì hạt có thể bị chết khi nhiệt độ trên 42 – 450C.
+ Quá trình giảm ẩm khi sấy sẽ làm biến đổi tính chất vật lý, hoá học và cấu trúc hạt. Nếu tốc độ giảm ẩm quá nhanh sẽ làm rạn nứt hạt, giảm chất lượng và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. Thông thường khi sấy tốc độ giảm ẩm của hạt giống trung bình 1-2% ẩm độ cho một giờ sấy.
+ Khi sấy lúa đạt ẩm độ 14% thì ngưng đốt lửa nhưng vẫn để lò sấy hoạt động (45-60 phút) để cung cấp gió làm hạt lúa giống nguội từ từ chứ không ngưng lò sấy đột ngột.
3. Làm sạch, tồn trữ và sử dụng lúa giống cho vụ sau:
- Lúa giống sau khi làm sạch được đóng trong bao PP (bao da rắn) có tráng lớp PE (lớp nilon) để tránh hồi ẩm. Vì trong quá trình bảo quản sẽ xảy ra cân bằng ẩm giữa ẩm độ không khí và ẩm độ hạt.
- Rê thật sạch để loại những hạt lép, hạt lửng vì những hạt này thường mang mầm bệnh và khi tồn trữ nấm bệnh sẽ phát triển làm cho hạt giảm sức nẩy mầm.
- Lúa giống phải được bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, không bị dột mưa, phải được thường xuyên kiểm tra ẩm độ, sâu mọt, chim chuột....
Nếu đạt được các yêu cầu kỹ thuật phơi sấy và làm sạch như nêu trên thì lúa giống vụ HT có thể bảo quản được từ 3-4 tháng. Trong trường hợp muốn để giống từ 6 tháng đến một năm trở lên thì phải trữ giống trong kho lạnh.