Biện pháp dùng
Được đăng : 13-12-2016 16:26:18
Các nhà khoa học bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học thuộc trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội vừa thực hiện thành công quy trình nhân nuôi nhện bắt mồi có sức tấn công nhện trắng và nhện đỏ son, bọ xít bắt mồi có sức tấn công bọ trĩ.Đây được coi là biện pháp dùng "thiên địch" phòng trừ côn trùng gây hại cây trồng, bắt đầu được thử nghiệm và mang lại hiệu quả cao về năng suất và chất lượng nông sản ở ngoại thành Hà Nội, đồng thời ứng dụng mở rộng trên diện tích đồng đất các tỉnh trong cả nước.Hiện nay ở Việt Nam, những loài côn trùng, nhện hại như nhện đỏ son và bọ trĩ gây hại đáng kể đối với cây dưa chuột, bầu, bí, đậu, cam, chanh, bông, ớt, cà, hoa hồng và nhiều lọai cây trồng khác. Để phòng trừ nhóm sâu, nhện này, người nông dân thường phun tới gần chục lần thuốc hóa học trong một vụ trồng, song hiệu quả lại không cao, gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính họ và những người chung quanh. Nhìn nhận về hiệu quả thực tế của biện pháp dùng chính côn trùng tiêu diệt côn..
Các nhà khoa học bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học thuộc trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội vừa thực hiện thành công quy trình nhân nuôi nhện bắt mồi có sức tấn công nhện trắng và nhện đỏ son, bọ xít bắt mồi có sức tấn công bọ trĩ.
Đây được coi là biện pháp dùng "thiên địch" phòng trừ côn trùng gây hại cây trồng, bắt đầu được thử nghiệm và mang lại hiệu quả cao về năng suất và chất lượng nông sản ở ngoại thành Hà Nội, đồng thời ứng dụng mở rộng trên diện tích đồng đất các tỉnh trong cả nước.
Hiện nay ở Việt Nam, những loài côn trùng, nhện hại như nhện đỏ son và bọ trĩ gây hại đáng kể đối với cây dưa chuột, bầu, bí, đậu, cam, chanh, bông, ớt, cà, hoa hồng và nhiều lọai cây trồng khác. Để phòng trừ nhóm sâu, nhện này, người nông dân thường phun tới gần chục lần thuốc hóa học trong một vụ trồng, song hiệu quả lại không cao, gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính họ và những người chung quanh. Nhìn nhận về hiệu quả thực tế của biện pháp dùng chính côn trùng tiêu diệt côn trùng này, các nhà khoa học Việt Nam phải thừa nhận đây là biện pháp "thiên địch" bảo vệ cây trồng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc và Hà Lan đã đem lại cho các nước này những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp.
Nhiều công ty sinh học như Công ty Koppert ở Hà Lan đã sản xuất hàng loạt nhện bắt mồi, ong ký sinh… cung cấp cho nông dân thả trên đồng ruộng và nhà kính trồng dưa chuột, ớt ngọt, cà chua, dâu tây, đậu đỗ, bông, hoa hồng... mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ nhện đỏ, rệp muội và bọ phấn. Các sản phẩm rau, quả và hoa rất an toàn mà người nông dân Hà Lan không phải dùng tới bất cứ loại thuốc hóa học nào, một thời từng là niềm mơ ước của các nhà khoa học Việt Nam.
Tận dụng những điều kiện tự nhiên trong trồng trọt ở nước ta, từ hai năm nay, các nhà khoa học trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội thực hiện nhân nuôi nhện và bọ xít bắt mồi. Qua điều tra cho thấy, loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. xuất hiện rất phổ biến trên các cây trồng bị nhện nhỏ gây hại ở Việt Nam, kết quả nhân nuôi trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng đều cho thấy loài này có tỷ lệ tăng tự nhiên cao, có sức ăn nhện hại lớn và hoàn toàn có khả năng khống chế số lượng nhện đỏ gây hại ngoài tự nhiên. Đặc biệt, việc nhân nuôi nhện bắt mồi lại rất thuận lợi với khí hậu miền bắc, từ tháng 2 cho tới tháng 11 hàng năm.
Bọ xít bắt mồi có nhiều loài đang được một số nước trên thế giới nghiên cứu, là thiên địch của nhiều loài côn trùng gây hại. Tại Việt Nam, nhóm các nhà khoa học cũng tiến hành nhân nuôi bọ xít bắt mồi Orius Sauteri để tiêu diệt bọ trĩ có kích thước nhỏ gây hại trên cà tím, bầu, bí xanh, đậu đỗ, dưa chuột, khoai tây...
Lần đầu tiên, người nông dân trồng dưa chuột ở xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội đưa bọ xít bắt mồi vào khống chế số lượng bọ trĩ, làm số lượng bọ trĩ không tăng vượt quá ngưỡng gây hại. Trong khi trước đó, cả cánh đồng dưa chuột người nông dân phải phun thuốc ít nhất tám lần, có khi lên tới 13 lần trong một vụ để phòng trừ bọ trĩ. Những quả bí xanh, dưa chuột bị "thắt eo", cong queo đều do bọ trĩ tấn công. Sản lượng dưa chuột đạt 208kg/sào nếu thả bọ xít, bằng với phun thuốc trừ sâu. Chi phí cho việc dùng bọ xít bắt mồi tương đương với mua thuốc bảo vệ thực vật nhưng người trồng cây tỏ ra an tâm hơn với dùng bọ xít vì bảo đảm sức khỏe và môi trường sinh thái.
Từ thành công của quy trình nhân nuôi nhện bắt mồi và bọ xít bắt mồi, các nhà khoa học của trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội sẽ tiến hành nghiên cứu nhân nuôi những loài côn trùng và nhện bắt mồi khác như bọ xít cổ ngỗng bắt mồi (ăn sâu non của bộ cánh vẩy gây hại nhiều trên rau)...