Biện pháp giảm hao hụt heo con lúc đẻ
Được đăng : 13-12-2016 13:47:27
Mong muốn của người chăn nuôi heo nái là làm thế nào để số con heo con đẻ ra nhiều con và nuôi được đến cai sữa càng nhiều càng càng tốt. Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến heo đẻ ra có số lượng con còn sống rất ít, nhưng vì nguyên nhân heo con bị chết trong lúc sanh là điều rất đáng tiếc. Bởi vì, điều này người chăn nuôi có thể biết trước và chủ động can thiệp được. Nội dung bài viết này sẽ trình bày những biện pháp kỹ thuật tác động cho heo trong quá trình đỡ đẻ để hạn chế những thiệt hại không đáng có, giúp người chăn nuôi đạt được hiệu quả sinh sản như mong muốn.Các trường hợp heo bị chết trong lúc sanh: 1. Nái đẻ chậm: do nái mập, lười rặn, hoặc do thai to làm bào thai chậm ra khỏi bộ phận sinh dục nái, cuống nhau thai bị kẹt làm vỡ huyết quản cuống rốnà thai bị chết ngộp do thiếu dưỡng khí. 2. Nái sinh khó: do thai nằm vị trí không bình thường, heo rặn nhiều nhưng thai vẫn không chui ra ngoài được. 3. Thai nằm trong bọc: heo con không tự chui ra khỏi bọc đượcà thai vẫn bị ngộp mặc dù nái đã đẻ thai ra ngoài. 4. Nái bị tiêm thuốc giục đẻ không đúng chỉ định, làm tử cung co bóp mạnh làm vở huyết quản cuống rún hoặc làm màng nhau tróc sớm mà thai không chui ra ngoài được cũng làm heo con bị ngộp.5. Chăm sóc heo sau khi đẻ không đúng cách: như cột cuống rún không chặt rồi cắt cuống rốn làm heo con chảy máu nhiều đến chết, hoặc do nhốt chung heo nhưng không quan sát kỹ, chúng bú rốn lẫn nhau làm tuột chỉ cột cuống rốn cũng dẫn đến heo con mất máu nhiều mà chết.Các biện pháp kỹ thuật can thiệp: qua các nguyên nhân nêu..
Mong muốn của người chăn nuôi heo nái là làm thế nào để số con heo con đẻ ra nhiều con và nuôi được đến cai sữa càng nhiều càng càng tốt. Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến heo đẻ ra có số lượng con còn sống rất ít, nhưng vì nguyên nhân heo con bị chết trong lúc sanh là điều rất đáng tiếc. Bởi vì, điều này người chăn nuôi có thể biết trước và chủ động can thiệp được. Nội dung bài viết này sẽ trình bày những biện pháp kỹ thuật tác động cho heo trong quá trình đỡ đẻ để hạn chế những thiệt hại không đáng có, giúp người chăn nuôi đạt được hiệu quả sinh sản như mong muốn.
Các trường hợp heo bị chết trong lúc sanh:
1. Nái đẻ chậm: do nái mập, lười rặn, hoặc do thai to làm bào thai chậm ra khỏi bộ phận sinh dục nái, cuống nhau thai bị kẹt làm vỡ huyết quản cuống rốnà thai bị chết ngộp do thiếu dưỡng khí. 2. Nái sinh khó: do thai nằm vị trí không bình thường, heo rặn nhiều nhưng thai vẫn không chui ra ngoài được. 3. Thai nằm trong bọc: heo con không tự chui ra khỏi bọc đượcà thai vẫn bị ngộp mặc dù nái đã đẻ thai ra ngoài. 4. Nái bị tiêm thuốc giục đẻ không đúng chỉ định, làm tử cung co bóp mạnh làm vở huyết quản cuống rún hoặc làm màng nhau tróc sớm mà thai không chui ra ngoài được cũng làm heo con bị ngộp.5. Chăm sóc heo sau khi đẻ không đúng cách: như cột cuống rún không chặt rồi cắt cuống rốn làm heo con chảy máu nhiều đến chết, hoặc do nhốt chung heo nhưng không quan sát kỹ, chúng bú rốn lẫn nhau làm tuột chỉ cột cuống rốn cũng dẫn đến heo con mất máu nhiều mà chết.
Các biện pháp kỹ thuật can thiệp: qua các nguyên nhân nêu trên, muốn giảm bớt sự hao hụt trong lúc sanh cần có những biện pháp:
1.Giai đoạn chuẩn bị: Thời gian mang thai trung bình của heo là 112 – 115 ngày. Cần tính được ngày đẻ dự kiến để chuẩn bị đỡ đẻ cho heo, các dụng cụ để chuẩn bị cho heo đẻ bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc khỏe, thuốc cầm máu, thuốc kích rặn oxytocin, ổ úm, đèn úm, cồn, dụng cụ cắt răng cột rún…
2. Giai đoạn đỡ đẻ: phải túc trực ở bên heo khi thấy có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ như vú căng và sữa bắn thành tia đã hơn 2 giờ, heo đã nằm xuống chứ không còn đứng lên nằm xuống liên tục, âm hộ ra cứt xu và dịch màu hồng…Điều cần chú ý trong giai đoạn này là chỉ can thiệp khi cần thiết, để cho heo được đẻ tự nhiên càng thoải mái càng tốt. Thường mỗi heo con đẻ ra cách khoảng 15-20 phút, mỗi ổ heo đẻ hoàn tất khoảng 2 giờ và ra nhau khoảng 2 giờ sau khi đẻ con cuối cùng (hoặc cũng có nái vừa đẻ vừa ra nhau).
*Điều cần thiết và đầu tiên để can thiệp đối với heo con: chúng phải được lau khô, giữ ấm và bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Kế đến phải cắt răng cột rún và phải sát trùng cuống rún cẩn thận. Giữ ấm ngay bởi vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ trong bụng mẹ và môi trường bên ngoài sẽ làm cho chúng bị lạnh điều đó làm heo con giảm khả năng sống và dễ bị tiêu chảy; còn bú càng sớm là để chúng tiếp nhận một lượng kháng thể chỉ có trong sữa đầu để chống chọi với bệnh tật sau này.
*Cần theo dõi kỹ diễn biến các phản xạ khi nái đẻ để phát hiện những bất thường mà can thiệp: Trường hợp heo đang đẻ với tốc độ nhanh nhưng bỗng dưng ngừng đẻ mà heo nái vẫn rặn rất nhiều là có thể heo con đang bị kẹt do vị trí thai không bình thường, hoặc thai to. Can thiệp bằng cách đưa tay vào sửa thai lại vị trí bình thường và nhẹ nhàng kéo thai ra. Trường hợp heo nái biếng rặn người đở đẻ phải tùy tình huống mà lựa chọn biện pháp can thiệp an toàn nhất. Điều cần thiết là phải hiểu nguyên lý sau:
Heo con đến ngày sinh cử động mạnh kích thích thành tử cung co bóp, quá trình đẻ thai trước chui ra và đụng ép vào vùng xương thiêng, là vùng nhạy cảm, từ đó tạo kích thích về não thùy tiết ra kích thích tố oxytocin tự nhiên làm tăng nhu động co bóp tử cung, từ đó tạo thành phản xạ rặn của nái. Như vậy nếu heo đẻ bình thường thì "thai trước rước thai sau" có nghĩa là thai ra trước sẽ tạo kích thích co bóp tử cung để đẩy dần các thai sau nối tiếp nhau ra ngoài. Nhưng trong quá trình đẻ có nhiều lý do là nái mất phản xạ rặn như có 1 thai chết khô, hoặc thai chết ngộp trong bụng thai không còn cử động (sẽ không có hiện tượng kích thích vùng nhạy cảm ở xương thiêng) làm cho tốc độ ra thai bị chậm hoặc ngưng lại.
Biết được nguyên lý này ta có thể áp dụng can thiệp trong những trường hợp nái biếng rặn là đưa tay vào kích thích vùng xương thiêng để tạo phản xạ rặn giúp heo con ra nhanh tránh bị ngộp. Đây gọi là thủ thuật kích thích phản xạ rặn tự nhiên (không dùng thuốc). Cách làm như sau: đưa ngón tay trỏ và tay giữa vào âm đạo và hướng đầu ngón tay lên các đốt xương xương sống mông, ngay sát khấu đuôi và ấn tay trên vùng đó (là vùng xương thiêng) hoặc kích thích trên bầu vú như phản xạ con thúc vú mẹ để kích thích nái tiết ra oxytocin. Nếu muốn dùng thuốc kích rặn (Oxytocin) phải hết sức cẩn thận, chỉ sử dụng khi nái đã đẻ một số con bình thường, đẻ thai to mà không kẹt… để tránh trường hợp xương chậu hẹp đẻ không được mà cố can thiệp cho rặn sẽ vở tử cung. Trường hợp để tránh heo con bị chảy máu cuống rốn đến chết: cần cột cuống rốn thật chặt, mỗi heo đẻ ra nên lau khô ủ ấm ngay và cần nhanh chóng đưa ra vú mẹ tập cho chúng bú càng sớm càng tốt, tránh trường hợp nhốt chung heo con chờ nái sinh xong rồi mới cho bú. Trường hợp heo đẻ ra nằm trong bọc nhau: phải mau chóng xé bọc đẻ heo con không ngộp.
Kỹ thuật cấp cứu heo con bị ngộp: khi rước heo con ra thấy tím mũi, da tái nhợt hoặc heo con hô hấp khó khăn thì phải nhanh chóng 1 tay xách 2 chân sau và dốc ngược heo lên và móc vuốt sạch nhớt ở mũi, miệng heo con; kế tiếp dùng tay còn lại bóp ngang sườn heo con theo nhịp 60-70 lần/phút, cứ mỗi 10-20 nhịp thì lại móc vuốt nhớt ở miệng mũi trào ra cho đến khi heo cử động lại. (nên tránh dùng miệng để hút vì vừa dơ vừa có thể lây truyền những bệnh truyền nhiễm…).
Nếu biết can thiệp kịp thời và đúng phương pháp những trường hợp heo bị trục trặc trong lúc sanh ta có thể hạn chế được hao hụt heo con, điều mà người chăn nuôi heo nái luôn mong muốn.