Bón phân hữu cơ cho cải ngọt
Được đăng : 13-12-2016 12:35:22
Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, năng suất, chất lượng cải ngọt (Brassica integrifolia) đã được nhóm nhà khoa học gồm Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Bảo Vệ, Phạm Thanh Bình, Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ thí nghiệm trong khuôn khổ chương trình "Sản xuất cải ngọt sinh học bằng phân hữu cơ Kim Điền".Thí nghiệm tiến hành tại Nông trại thực nghiệm, Trường Đại học Cần Thơ. Đất thí nghiệm là đất phù sa ven sông hơi chua pH = 5,3, hàm lượng N tổng số khá 2,34%, carbon hữu cơ khá cao 2,64%. Cải ngọt Tosankan (Brassica integrifolia) có chu kỳ sinh trưởng khoảng 40 ngày được sử dụng trong phòng thí nghiệm,..
Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, năng suất, chất lượng cải ngọt (Brassica integrifolia) đã được nhóm nhà khoa học gồm Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Bảo Vệ, Phạm Thanh Bình, Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ thí nghiệm trong khuôn khổ chương trình "Sản xuất cải ngọt sinh học bằng phân hữu cơ Kim Điền".
Thí nghiệm tiến hành tại Nông trại thực nghiệm, Trường Đại học Cần Thơ. Đất thí nghiệm là đất phù sa ven sông hơi chua pH = 5,3, hàm lượng N tổng số khá 2,34%, carbon hữu cơ khá cao 2,64%. Cải ngọt Tosankan (Brassica integrifolia) có chu kỳ sinh trưởng khoảng 40 ngày được sử dụng trong phòng thí nghiệm, đặc tính của cải là có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong mùa mưa. Phân hữu cơ vi sinh dạng viên của Công ty TNHH Kim Điền có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, với N là 2,1%, P2O5 là 0,167% và K2O là 0,68% được bón trong thí nghiệm. Các dụng cụ đo lường được sử dụng như : Máy đo diệp lục tố Chlorophyll Tester FHK-CT 102, tủ sấy và các dụng cụ cần thiết khác.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lập lại, mỗi lô có diện tích là 22,5m2( 4,5x5m), với 6 nghiệm thức là 6 liều lượng bón của phân hữu cơ vi sinh dạng viên Kim Điền. Nghiệm thức 1: Đối chứng, không bón phân hữu cơ. Nghiệm thức 2: Bón 0,1 T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 3: Bón 0,5 T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 4 : Bón 1T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 5: Bón 5 T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 6: Bón 10 T/ha. Mật độ cấy là 25 x 25 cm. Phân hóa học được tưới bổ sung theo công thức 31–14–7 (N-P2O5–K2O) (kg/ha). Thời điểm 5 ngày sau khi cấy, tất cả các lô thí nghiệm được tưới phân urê với liều lượng là 20g/thùng 20 lít, mỗi lô tưới 6 thùng. Sau khi cấy (SKC) 20 ngày, tưới phân NPK (16N–16P2O5–8K2O) (kg/ha) với liều lượng là 26g/thùng 20 lít, mỗi lô tưới 6 thùng. Có được làm 2 lần bằng tay lúc 10 và 20 NSC. Phòng ngừa sâu bệnh bằng các loại thuốc Sherpa 25 ND và Ridomil 240 EC. Tưới nước đầy đủ cho thí nghiệm
Kết quả của nhóm sau khi đã tiến hành nghiên cứu cho thấy Bón phân hữu cơ viên vi sinh Kim Điền từ 1ha trở lên làm gia tăng chiều cao cây, số lá/cây và dẫn đến tăng năng suất cải ngọt Tosankan. Trung bình mỗi tấn phân làm tăng 3,31 T/ha cải tươi. Nếu giá 1kg phân bằng với giá 1kg cải, thì bỏ ra một đồng vốn bón phân sẽ thu được khoảng 2,3 đồng lời. Năng suất và sự tích lũy N trong cây cải ngọt Tosankan ngày càng tăng khi bón liều lượng phân hữu cơ gia tăng.