Bưởi (Pomelo) 

Được đăng : 13-12-2016 12:32:34
Bưởi (Pomelo) là loại trái cây nhiệt đới rất được ưa thích vì có nhiều công dụng khác nhau. Không những trái bưởi ngon, hoa bưởi tạo nên mùi thơm nhẹ thường được dùng nấu chè hoa bưởi, mà lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu nên thường được dùng để xông giải cảm. Ngày nay, khoa học còn khám phá thêm những đặc tính trị liệu mới của bưởi như làm giảm cholesterol, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch, làm lành vết loét dạ dày, phòng chống ung thư và có tác dụng làm đẹp làn da. Ngoài ra, khi nước bưởi hồng tươi được hoà chung với dầu olive, còn có khả năng tẩy trừ những viên sạn gan và mật. THÔNG SỐ KỸ THUẬT1. Nguồn gốc:--------------------------------------------------------------------------------Bưởi da xanh được phát hiện từ hội thi trái ngon do Trung tâm cây ăn quả Long Định, Tiền Giang tổ chức năm 1999. Từ đó đến nay loại bưởi này được các nhà vườn ở tỉnh Bến Tre và các tỉnh ĐBSCL trồng nhiều, và những vùng bưởi chuyên canh cũng bắt đầu xuất hiện... Hiện nay giống bưởi da xanh bán rất chạy trên thị trường.2. Những đặc tính chủ yếu:--------------------------------------------------------------------------------Tán cây hình trứng, cành phân bố đều, lá xanh đậm, phiến lá hình trứng, cành lá nhỏ, rìa lá có khía tròn. Quả hình cầu dẹp, vỏ sần, dích vách trung bình, quả chín có mầu xanh. Khối lượng quả trung bình 332,6g, nhiều nước màu cam đỏ, độ brix 92%, hương vị thơm, ngon, nhọt, trên dưới 20 hạt trên quả.Đối với Bưởi da xanh có những ưu điểm như: cây phát triển nhanh, khoảng bốn năm tuổi thì cho trái, trọng lượng trái tương đối lớn (1,2 - 2,5 kg/trái), trái bưởi màu xanh, ruột đỏ hồng, hương vị ngọt lịm, ráo cơm, đặc biệt cho trái quanh năm...3. Các giống bưởi và vùng trồng:--------------------------------------------------------------------------------- Bưởi Phúc Trạch trồng tập trung ở huyện Hương Khê - Hà Tỉnh: quả hình cầu hay cầu dẹt, trọng lượng quả 1kg, tép bưởi mọng nước màu hồng, có vị ngọt đậm, thanh chua, chín vào tháng 9, là một trong những giống bưởi ngon nhất ở nước ta hiện nay.- Bưởi Đoan Hùng: quả hình cầu hơi dẹt ở hai đầu, trọng lượng quả 1kg, tép mịn, vị ngọt dịu và thơm, chín rộ vào tháng 9-10.- Bưởi Nông nghiệp I: được thuần hóa lâu ngày từ giống bưởi nhập nội, quả to, nặng trung bình 2kg. Tép màu hồng, mọng nước, thơm dịu. Thu hoạch từ tháng 9 dương lịch đến Tết Nguyên đán.- Bưởi đỏ Me Linh (bưởi gất): quả thon dài, nặng trung bình 1 kg, khi chín vỏ quả, cùi và tép có màu đỏ gấc, ăn ngon, ngọt.- Bưởi đường Hương Sơn: quả hình lê, nặng 1,2kg chín sớm từ tháng 8-11. Tép mọng nước, vị..

Bưởi (Pomelo) là loại trái cây nhiệt đới rất được ưa thích vì có nhiều công dụng khác nhau. Không những trái bưởi ngon, hoa bưởi tạo nên mùi thơm nhẹ thường được dùng nấu chè hoa bưởi, mà lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu nên thường được dùng để xông giải cảm. Ngày nay, khoa học còn khám phá thêm những đặc tính trị liệu mới của bưởi như làm giảm cholesterol, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch, làm lành vết loét dạ dày, phòng chống ung thư và có tác dụng làm đẹp làn da. Ngoài ra, khi nước bưởi hồng tươi được hoà chung với dầu olive, còn có khả năng tẩy trừ những viên sạn gan và mật.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1. Nguồn gốc:
--------------------------------------------------------------------------------
Bưởi da xanh được phát hiện từ hội thi trái ngon do Trung tâm cây ăn quả Long Định, Tiền Giang tổ chức năm 1999. Từ đó đến nay loại bưởi này được các nhà vườn ở tỉnh Bến Tre và các tỉnh ĐBSCL trồng nhiều, và những vùng bưởi chuyên canh cũng bắt đầu xuất hiện... Hiện nay giống bưởi da xanh bán rất chạy trên thị trường.
2. Những đặc tính chủ yếu:
--------------------------------------------------------------------------------
Tán cây hình trứng, cành phân bố đều, lá xanh đậm, phiến lá hình trứng, cành lá nhỏ, rìa lá có khía tròn. Quả hình cầu dẹp, vỏ sần, dích vách trung bình, quả chín có mầu xanh. Khối lượng quả trung bình 332,6g, nhiều nước màu cam đỏ, độ brix 92%, hương vị thơm, ngon, nhọt, trên dưới 20 hạt trên quả.
Đối với Bưởi da xanh có những ưu điểm như: cây phát triển nhanh, khoảng bốn năm tuổi thì cho trái, trọng lượng trái tương đối lớn (1,2 - 2,5 kg/trái), trái bưởi màu xanh, ruột đỏ hồng, hương vị ngọt lịm, ráo cơm, đặc biệt cho trái quanh năm...
3. Các giống bưởi và vùng trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
- Bưởi Phúc Trạch trồng tập trung ở huyện Hương Khê - Hà Tỉnh: quả hình cầu hay cầu dẹt, trọng lượng quả 1kg, tép bưởi mọng nước màu hồng, có vị ngọt đậm, thanh chua, chín vào tháng 9, là một trong những giống bưởi ngon nhất ở nước ta hiện nay.
- Bưởi Đoan Hùng: quả hình cầu hơi dẹt ở hai đầu, trọng lượng quả 1kg, tép mịn, vị ngọt dịu và thơm, chín rộ vào tháng 9-10.
- Bưởi Nông nghiệp I: được thuần hóa lâu ngày từ giống bưởi nhập nội, quả to, nặng trung bình 2kg. Tép màu hồng, mọng nước, thơm dịu. Thu hoạch từ tháng 9 dương lịch đến Tết Nguyên đán.
- Bưởi đỏ Me Linh (bưởi gất): quả thon dài, nặng trung bình 1 kg, khi chín vỏ quả, cùi và tép có màu đỏ gấc, ăn ngon, ngọt.
- Bưởi đường Hương Sơn: quả hình lê, nặng 1,2kg chín sớm từ tháng 8-11. Tép mọng nước, vị ngọt mát.
- Bưởi Thanh Trà (Huế): quả hình cầu hay tròn dài, tép mọng nước, vị ngọt mát, chín vào tháng 8-10.
- Bưởi Biên Hòa: có nhiều giống như thanh trà, bưởi da láng, bưởi da cóc, bưởi ổi. Trong đó bưởi ổi ngon nhất, quả không to lắm, vị ngọt lại có mùi ổi, có thể để dành được lâu.
- Bưởi Năm roi: Trồng tập trung ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long quuả có dạnh hình quả lê, trọng lượng trung bình 1,2 kg; không hạt, tỷ lệ ăn được >55%, tép mọng nước màu vàng nhạt, ăn ngọt là một trong những giống bưởi ngon nhất ở nước ta.
- Bưởi Đường lá cam: trồng khá tập trung ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Tân Uyên (Bình Dương), quả dạng quả lê, trọng lượng trung bình > 1kg, khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, trơn mịn, tép quả màu trắng trong, vị ngọt thanh chua. Đây là giống bưởi ngon của các tỉnh miền Đông Nam bộ.
- Bưởi Diễn có thể trồng trên nhiều loại đất như phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi... Các loại đất có tầng dày từ 80 cm trở lên, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1 m, độ pH từ 5,5 – 7, độ dốc không quá 150. Đối với đất đồi dốc lớn hơn 100 cần có biện pháp chống xói mòn, bằng cách trồng cây che phủ giữa các hàng, làm ruộng bậc thang, đường đồng mức...
4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế
--------------------------------------------------------------------------------
Không những trái bưởi ngon, hoa bưởi tạo nên mùi thơm nhẹ thường được dùng nấu chè hoa bưởi, mà lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu nên thường được dùng để xông giải cảm. Ngày nay, khoa học còn khám phá thêm những đặc tính trị liệu mới của bưởi như làm giảm cholesterol, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch, làm lành vết loét dạ dày, phòng chống ung thư và có tác dụng làm đẹp làn da. Ngoài ra, khi nước bưởi hồng tươi được hoà chung với dầu olive, còn có khả năng tẩy trừ những viên sạn gan và mật.
5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Nhiệt độ thích hợp: 20-250C; lượng mưa hàng năm 1.000 - 2.000mm; độ pH 5,5-6,5.
6. Nhân giống:
--------------------------------------------------------------------------------
Chủ yếu bằng phương pháp ghép (gốc ghép thường là bưởi dại, bưởi chua). Dùng cách ghép mắt chử “T” hoặc cửa sổ ghép mắt nhỏ có gỗ, ngoài ra có thể nhân giống bằng phương pháp chiếc cành.
Thời vụ trồng
Miền Bắc: Vụ xuân và vụ thu (cây ghép vào vụ thu năm trước trồng vào vụ xuân năm sau tỷ lệ sống cao hơn).
Miền Nam: Trồng vào các tháng 4-5 (đầu mùa mưa).
7. Cách trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
* Chuẩn bị đất trồng
Đất cao đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây khỏi bị úng nước và bị chảy khi úng.
Kích thước liếp rộng 5-8m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn nhưng không nên dài quá 30m. Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5 - 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương nội đồng rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Khi đào mương nên chú ý không nên đem lớp đất phèn (nếu có) lên mặt liếp, nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 - 6.
Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng cách bồi một lớp mỏng bùn và mở rộng mép liếp khi có thể.
* Kích thước hố trồng
Hố trồng bưởi đào theo hình vuông, kích thước 0,6x0,6m. Khoảng cách trồng 5x5m, để ải 20-25 ngày. Sau đó bón phân và lấp hố trước khi trồng 20-30 ngày.. Trong 3, 4 năm đầu, có thể trồng xen những loại cây ngắn ngày.
- Khoảng cách trồng 7x7m hoặc 8x8m.
- Bón lót: 30-50 kg phân chuồng + 250g lân +200-250g đạm.
- Bón thúc: Tùy theo tuổi cây có thể bón như sau:
+ Cây 1-3 tuổi: 5-20kg phân chuồng, 50-150g đạm nguyên chất, 40-80g lân và 45g kali.
+ Cây 4-6 tuổi: 20-25kg phân chuồng, 200-250g đạm nguyên chất, 100g lân và 75g kali.
+ Cây 7-9 tuổi: 60-90kg phân chuồng, 300-400g đạm, 210-250g lân, 90g kali.
+ Cây trên 10 tuổi: 110kg phân chuồng, 400-800g đạm, 330g lân, 105 kali.
Lưu ý: Nên trồng vào đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.
* Cách bón phân:
Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:
- Đối với phân chuồng: cuốc rảnh sâu 30-40cm theo hình chiếu của tán cây, bón phân vào rảnh rồi lấp đất lại.
- Đối với phân hóa học: vãi phân điều theo hình chiếu của tán cây, cuốc lật đất sâu 5-10 cm để lấp phân, nếu trời khô hanh thì tưới nước cho cây.
- Đối với phân vi lượng (B,Mo,Fe,Zn,Cu…) thì phun trên lá.
- Cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 - 2 lần/tháng.
- Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc: lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK. Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 4, trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng, bón 1 -2kg Kali.
8. Chăm sóc
--------------------------------------------------------------------------------
Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều, làm cho bưởi kiệt sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa.
9. Phòng trừ sâu bệnh:
--------------------------------------------------------------------------------
- Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%.
- Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 - 15 ngày.
- Các loại sâu ăn lá (sâu nhớt, sâu xanh, cấu câu, giòi đục nụ…): bắt giết hoặc phun Bi58 nồng độ 0,05-0,1%.
- Sâu chích hút (bọ xít, rấy, rệp): bắt giết hoặc phun Bi58 nồng độ 0,05-0,1%; Bassa 0,2%.
- Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau - Mip.
- Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.
Có thể sử dụng: Phun Pardan 95 WP nồng độ 0,05-0,1% hoặc dùng hỗn hợp 20ml Decis 25 EC + 1 lít Bi 58 rồi pha loãn với nước nồng độ 0,05-0,07% để phun.
- Nhện trắng gây rám quả: phun lưu huỳnh bột 20-25 kg/ha hoặc Zincb 0,3-0,5%.
- Nhện đỏ: phun Polytrin 40 EC nồng độ 0,1%, Supracid 40 EC 0,2%.
- Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt sâu.
- Bệnh đốm đen, bệnh loét, bệnh ghẻ: phun Zineb 0,5%; Oxy xlorua đồng 0,3-0,5%; Maneb 0,3-0,5%.
- Bệnh phấn trắng: phun Topsin M nồng độ 0,075-0,1%; Lưu huỳnh bột 20-30 kg/ha (trộn với 7-10 kg vôi bột để phun)
- Bệnh vàng lá Greening: khi ghép không lấy gốc ghép và mắt nhiều có biểu hiện bệnh. Chú ý phun thuốc diệt côn trùng truyền bệnh (rệp nâu, rầy chổng cánh) bằng Bi58 0,1%.
10. Thu họach và bảo quản:
--------------------------------------------------------------------------------
Khi trái đạt trên 6 tháng, đến 8 tháng là bưởi chín hoàn toàn. Đối với bưởi da xanh, cả khi trái non vẫn có vị ngọt, nhưng phải ăn sau khi cắt khoảng 3- 4 tuần lễ. Do đó, khi cắt cần lưu giữ trái trên sàn (cách mặt đất) trong điều kiện thoáng mát, không có ánh nắng rọi trực tiếp. Bưởi da xanh có thời gian bảo quản rất lâu, khoảng 2- 2,5 tháng sau thu hoạch mà quả vẫn ngon.