Ca cao 

Được đăng : 13-12-2016 12:33:35
Theobroma cacao), cây công nghiệp lâu năm miền nhiệt đới và xích đạo, họ Trôm (Sterculiaceae). Cây cao 6 - 8 m, hoa nhỏ màu trắng hồng, kết thành chùm, hoa mọc trên thân cây và các cành lớn. Quả to, hình bầu, vỏ sần sùi màu đỏ hay vàng da cam, chứa 20 - 30 hạt THÔNG SỐ KỸ THUẬT1. Nguồn gốc--------------------------------------------------------------------------------Có 3 nhóm giống: Criollo, Forastero và Trinitario. CC có nguồn gốc ở Nam Mĩ.2. Những đặc tính chủ yếu:--------------------------------------------------------------------------------Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Thích hợp với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1500 mm/năm.Ca cao thích hợp với khí hậu có mùa khô không kéo dài quá 3 tháng, nhiệt độ trung bình 25oC, không có gió mạnh thường xuyên. Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng.3. Các giống và vùng trồng:--------------------------------------------------------------------------------Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5- 5,8, tầng canh tác dày 1-1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Tuy nhiên bằng biện pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ…) có thể giúp cây ca cao đạt năng suất cao trên vùng đất kém mầu mỡ. Ở nước ta, ca cao được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau từ Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông cửu Long.4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế--------------------------------------------------------------------------------Trong chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cây ca cao đang được nhiều địa phương quan tâm bởi những ưu điểm: thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, cây chịu bóng tốt; có thể trồng xen canh với cây ăn trái, cây lâm nghiệp, phủ xanh đất tốt và thích hợp với kinh tế hộ gia đình.5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:--------------------------------------------------------------------------------Ca cao là cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như: vùng triền dốc, đất cát, phù sa, đất nghèo dinh dưỡng nhưng có bóng che và gần nguồn nước, chịu pH từ 5 - 8. Loại cây này cũng trồng được ở những vùng đất nhiễm mặn nhẹ (lợ), với độ..

Theobroma cacao), cây công nghiệp lâu năm miền nhiệt đới và xích đạo, họ Trôm (Sterculiaceae). Cây cao 6 - 8 m, hoa nhỏ màu trắng hồng, kết thành chùm, hoa mọc trên thân cây và các cành lớn. Quả to, hình bầu, vỏ sần sùi màu đỏ hay vàng da cam, chứa 20 - 30 hạt
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1. Nguồn gốc
--------------------------------------------------------------------------------
Có 3 nhóm giống: Criollo, Forastero và Trinitario. CC có nguồn gốc ở Nam Mĩ.
2. Những đặc tính chủ yếu:
--------------------------------------------------------------------------------
Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Thích hợp với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1500 mm/năm.Ca cao thích hợp với khí hậu có mùa khô không kéo dài quá 3 tháng, nhiệt độ trung bình 25oC, không có gió mạnh thường xuyên. Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng.
3. Các giống và vùng trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5- 5,8, tầng canh tác dày 1-1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Tuy nhiên bằng biện pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ…) có thể giúp cây ca cao đạt năng suất cao trên vùng đất kém mầu mỡ. Ở nước ta, ca cao được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau từ Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông cửu Long.
4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế
--------------------------------------------------------------------------------
Trong chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cây ca cao đang được nhiều địa phương quan tâm bởi những ưu điểm: thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, cây chịu bóng tốt; có thể trồng xen canh với cây ăn trái, cây lâm nghiệp, phủ xanh đất tốt và thích hợp với kinh tế hộ gia đình.
5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Ca cao là cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như: vùng triền dốc, đất cát, phù sa, đất nghèo dinh dưỡng nhưng có bóng che và gần nguồn nước, chịu pH từ 5 - 8. Loại cây này cũng trồng được ở những vùng đất nhiễm mặn nhẹ (lợ), với độ mặn tối đa là 4%.
Cây ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng râm, nên có thể trồng xen ca cao trong vườn dừa, cau, điều, chuối, cây ăn trái hoặc dưới tán rừng thưa. Độ che phủ thích hợp là 50% và giảm dần khi cây lớn (30%). Độ che phủ cho cây tốt sẽ là yếu tố quyết định thành công ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây không được che bóng sẽ bị cháy lá, chùn ngọn, chậm lớn, dễ bị sâu tấn công, cây phân cành sớm, lá rụng sớm.
Mật độ và khoảng cách trồng tùy thuộc vào từng loại đất, khả năng thâm canh, trồng thuần hay trồng xen mà bố trí phù hợp. Nếu xen canh với dừa, mật độ khoảng từ 400 - 700 cây/ha, lượng dừa vào khoảng 120 cây dừa/ha. Cây ca cao trồng cách nhau 2,5 x 3m hoặc 3 x 3m.
Cây ca cao thích nghi tốt ở nhiệt độ 19 - 20oC, ẩm độ 70 - 80%, lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm, mẫn cảm với nhiệt độ, lượng mưa và ẩm độ quá cao hoặc quá thấp. Cây phát triển được ở những vùng đất có độ cao từ mặt biển đến 800m.
6. Nhân giống:
--------------------------------------------------------------------------------
Ca cao có hai nguồn giống chính
- Hạt lai: Lấy hạt từ những cặp lai đã xác định cha mẹ và đã trắc nghiệm năng suất thế hệ F1. Loại hạt giống này chỉ có ở những cơ sở nghiên cứu, hiện nay trường ĐH Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã sản xuất được loại hạt lai này.
- Dòng vô tính: là những cá thể xuất sắc được chọn lọc rồi nhân giống vô tính bằng cách ghép, chiết hoặc giâm cành nên giữ được đặc tính tốt của cây mẹ. Nguồn giống này cho quần thể cây có độ đồng đều cao về sinh trưởng và năng suất. Ca cao là loại cây dễ ghép, có thể thực hiện ghép sớm trên cây con trong vườn ươm, hoặc ghép muộn khi cây đã trưởng thành hay ghép cải tạo khi cây đã già cỗi rất thuận tiện cho việc cải tạo giống ca cao cũ thành giống mới mà không cần đốn bỏ cây giống cũ.
Lưu ý
Không được lấy hạt từ trái (kể cả cây có năng suất cao, lai F1) để nhân giống vì ca cao là cây thụ phấn chéo, nếu hạt không rõ nguồn gốc, không đồng nhất sẽ cho năng suất thấp.
7. Cách trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
Trong một khu vực không nên trồng một dòng ca cao mà nên trồng nhiều dòng (ít nhất từ 2 - 3 dòng) để tăng khả năng thụ phấn và làm phong phú cơ sở di truyền.
Ca cao trồng trên vùng đất cao cần phải đào hố. Hố lớn hay nhỏ tuỳ vị trí, thành phần đất và lượng phân hữu cơ sử dụng, trung bình 40x40x40cm. Những vùng thấp như đồng bằng phải lên mô khi trồng.
Trên nền đất tốt, tương đối bằng phẳng trồng với khoảng cách 3x3m (mật độ 1.110 cây/ha) hoặc 3x3,5m (mật độ 952 cây/ha). Trên đất dốc, độ phì kém trồng với khoảng cách 3x2,5m, tức mật độ 1.330cây/ha.
Đào hố kích thước: 50x50x50cm, đất mặt và đất sâu để riêng.
Bón lót: Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng hoai + 0,5kg phân lân Đầu Trâu. Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp vào đầy hố, bón trước khi trồng khoảng 2 tuần trở lên.
Tùy từng điều kiện thời tiết khí hậu mà chọn thời vụ trồng cho thích hợp, tốt nhất là trong mùa mưa. Ở Tây Nguyên thời vụ trồng tốt nhất bắt đầu từ tháng 6, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ thời vụ trồng tháng 10 trong năm
8. Tạo dáng và chăm sóc:
--------------------------------------------------------------------------------
Nên bón lót phân lân, vôi, phân chuồng vào hố ủ ngay sau khi đào và khoảng một tháng trước khi trồng cây.
Khi mới trồng, vào mùa khô nếu thiếu cây che bóng phải tiến hành tủ gốc, che liếp và tưới nước cho cây.
Mặc dù ca cao ra trái trên thân nhưng không hẳn chừa nhiều thân là năng suất sẽ cao. Nguyên lý cơ bản trong việc quyết định số thân chính, cách tỉa cành và tạo tán cho cacao là:
Giúp cacao phát triển tán lá tối ưu: lá chiếm hết không gian bên trên dành cho từng cây nhưng không có lá nào bị che khuất hoàn toàn.
Điểm phân cành đầu ở độ cao thích hợp (0.6 – 0.8 m).
Dễ đi lại để chăm sóc và thu họach.
Vườn thông thoáng để tránh ẩm độ quá cao, dễ bị bệnh.
Khi cây đã giao tán, nên tỉa thoáng vùng thân chính và chung quanh điểm phân cành. Những cành thứ cấp trên cành ngang được tỉa sạch (1m từ điểm phân cành) tạo sự thông thoáng nơi có trái đậu để giảm thiểu bệnh thối trái. Những cành bị che khuất, mọc hướng xuống đất đều được tỉa bỏ.
Cây phân cành thấp sẽ trở ngại sau này khi chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
9. Phòng trừ sâu bệnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Sâu hại: các loại sâu ăn lá, bọ xít muỗi, bọ cánh cứng..... dùng các loại thuốc Suprathion, Sherpa, Karate, Actara...
Bệnh nấm hồng: dùng Validacin 1,2-1,5%, Anvil, Tilt 0,2-0,3%, chú ý phun mặt dưới lá.
Bệnh thối quả: Là loại bệnh rất nghiêm trọng trên cây ca cao, bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng, thu gom các quả bệnh, cành bệnh mang ra khỏi vườn và đốt bỏ. Mùa mưa cần rong tỉa cây che bóng cho thông thoáng. Phun Ridomil, Alliette 0,2-0,3%. Phun 3-4 lần trong mùa mưa.
10. Thu họach và bảo quản:
--------------------------------------------------------------------------------
Khi cây trồng được khoảng 2 năm rưỡi thì có thể cho trái, nhưng thông thường từ 3 - 4 năm, trái sau khoảng 6 tháng kể từ ngày thụ tinh thì chín và bắt đầu thu hoạch.
Hái trái: hái khi trái thật chín, không nên để quá muộn vì hạt có thể nảy mầm bên trong trái. Còn nếu hái sớm quá thì có thể làm cho năng suất thấp và phẩm chất không cao
Trái ca cao khi bắt đầu chín thì màu xanh của vỏ trái chuyển sang màu vàng rồi vàng cam. Lưu ý: đừng để gối hoa (nơi ra hoa) bị tổn thương gây thiệt hại cho mùa sau, đồng thời cũng là tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập vào cây. Do đó đối với những trái ngang tầm tay ta dùng dao cắt, còn những trái cao hơn thì dùng những dụng cụ hái trái để hái.
Đập trái lấy hạt: công việc đập trái láy hạt phải thực hiện ngay sau khi hái trái, không nên để lâu quá 4 ngày, thời gian từ đập trái cho tới lúc cho lên men không quá 24 giờ.
Ca cao sau khi thu hoạch cần thiết phải lên men. Trong quá trình lên men các tiền chất để tạo hương sô cô la được hình thành. Do đó ca cao chất lượng chỉ đạt được sau khi lên men đúng kỹ thuật. Lên men cũng làm giảm vị đắng và chát và hình thành màu nâu đặc trưng của sô cô la.
Ca cao thường được lên men trong các thùng chứa làm bằng gỗ, đáy đục thủng để thoát nước. Các loại thùng này thường thiết kế để có chứa lớp hạt dày khoản 45cm trong khi chiều dài và rộng không giới hạn và tùy thuộc vào lượng hạt cần lên men
Có 2 cách làm khô hạt là phơi nắng hoặc sấy:
* Phơi nắng: Trải hạt trên chiếu, khay hoặc sân ci măng nơi có ánh sáng tốt. Đảo trộn hạt thường xuyên để bảo đảm khô đồng đều. Nếu ánh sáng đầy đủ, ít mưa cần 4 – 7 ngày để hạt khô.
* Sấy: Nếu không có nắng, hạt sau khi lên men phải sấy. Hạt sấy dễ bị giảm chất lượng nếu để nhiễm khói đốt tạo mùi lạ hoặc hạt khô quá nhanh. Các máy sấy sử dụng cho cacao phải dùng nhiệt gián tiếp thông qua thiết bị trao đổi nhiệt.
Tồn trữ hạt:
Ca cao rất dễ hấp thu các mùi lạ làm giảm phẩm chất. Hạt khô sau khi phơi sấy được để nguội, dồn vào bao đay và cất trữ nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn khói, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ...