Cá rô phi giúp tôm nhanh lớn
Được đăng : 13-12-2016 13:53:20
Trong nghề nuôi tôm thương phẩm, một khi bệnh đốm trắng xuất hiện trong ao nuôi thì còn rất ít khả năng cứu vãn. Những năm qua, một số biện pháp quản lý sự bùng phát bệnh đốm trắng ở tôm nuôi đã được thử nghiệm ở Việt Nam và nhiều nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan... Gần đây, biện pháp nuôi luân canh được xem là chiến lược quản lý môi trường nuôi tốt hơn vì làm gián đoạn chu trình phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm.Cá rô phi và tôm được coi là hai đối tượng dùng để kiểm tra tác dụng vệ sinh môi trường trong hệ nuôi luân canh tôm – cá. Tuy nhiên, khi bệnh đốm trắng..
Trong nghề nuôi tôm thương phẩm, một khi bệnh đốm trắng xuất hiện trong ao nuôi thì còn rất ít khả năng cứu vãn. Những năm qua, một số biện pháp quản lý sự bùng phát bệnh đốm trắng ở tôm nuôi đã được thử nghiệm ở Việt Nam và nhiều nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan... Gần đây, biện pháp nuôi luân canh được xem là chiến lược quản lý môi trường nuôi tốt hơn vì làm gián đoạn chu trình phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm.
Cá rô phi và tôm được coi là hai đối tượng dùng để kiểm tra tác dụng vệ sinh môi trường trong hệ nuôi luân canh tôm – cá. Tuy nhiên, khi bệnh đốm trắng xuất hiện thì ngay cả mô hình này cũng không mang lại hiệu quả, vì bệnh đốm trắng có khả năng lây lan theo phương thẳng đứng, tôm khỏe bị lây virus từ tôm mắc bệnh mà không qua bất cứ yếu tố trung gian nào. Vì thế, yêu cầu đặt ra là cần có một chiến lược đặc biệt để quản lý bệnh đốm trắng. Điều này phải dựa trên cơ sở hiểu biết, yếu tố phát sinh và điều kiện bùng nổi bệnh đốm trắng trong ao nuôi tôm. Các điều kiện và cơ chế nhiễm bệnh đốm trắng đối với tôm nuôi đến nay đã được hiểu rõ. Giai đoạn ủ bệnh ở tôm thường kéo dài trong 1 – 2 tháng, không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Sự phát triển sang giai đoạn phát bệnh có thể xảy ra sau vài giờ trong điều kiện tôm nuôi bị sốc. Thời gian chuyển từ giai đoạn ủ bệnh sang giai đoạn phát bệnh ở tôm phụ thuộc vào một yếu tố, trong đó kích cỡ tôm và sự xuất hiện của các yếu tố gây strees là hai nhân tố rất quan trọng.
Có hai phương pháp đã được thử nghiệm nhằm loại trừ những con tôm bị yếu ra khỏi ao, nhưng có hiệu quả nhất là dùng mô hình các loài cá ăn động vật ở đáy để loại bỏ các con tôm bị bệnh khi chúng đã bị yếu. Khả năng cá rô phi ăn các con tôm yếu và chết do nhiễm bệnh đã làm giảm những thiệt hại do bệnh đốm trắng cũng như các bệnh khác gây ra, đồng thời còn làm cho tôm nhanh lớn hơn nữa. Mặt khác, còn có những tác động tích cực trong việc cải thiện chất lượng nước ao và đáy ao.
Hiện nay cá rô phi đang có giá cao trên thị trường xuất khẩu, nhất là cá rô phi đơn tính đực. Vì thế, nuôi cá rô phi kết hợp trong ao nuôi tôm sẽ là phương thức "lợi cả đôi đường" mà ở bất cứ nơi nào nuôi tôm cũng có thể áp dụng.