Các bài thuốc từ hạt cây 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:18
Bí ngô: Được trồng phổ biến trong nhân dân để lấy quả, hoa, ngọn và lá non làm rau ăn, quả chín và hạt làm thuốc. Hạt bí ngô có vị bùi béo, tính ấm. Hạt được bóc hết vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô, dùng để chữa bệnh giun sán. Người lớn ngày dùng 60-100g hạt đã bỏ vỏ này, giã nhỏ trong cối, dùng 50-60ml nước đun sôi để tráng sạch cối, thêm 50-100ml sirô hoặc đường và trộn đều. Bệnh nhân ăn vào lúc đói hết cả liều trong vòng 1 giờ, nằm nghỉ 3 giờ, sau đó uống thuốc tẩy muối, đại tiện trong một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào nước ấm. Trẻ em 3-4 tuổi ăn 25g; 5-7 tuổi 40g; 7-10 tuổi 60g. Tác dụng trị sán của bí ngô tuy không mạnh bằng dương xỉ đực, nhưng không độc đối với cơ thể. Theo kinh nghiệm nhân dân, cùi quả bí ngô có tác dụng bổ thần kinh, điều hòa tỳ vị, bổ khí lực, nhuận tràng nên được dùng để chữa nhức đầu, suy nhược thần kinh, táo bón. Ngày dùng 100-200g dưới dạng nấu chín ăn.Điều: Bộ phận dùng làm thuốc là nhân hạt, dầu vỏ quả, lá, vỏ cây và rễ. Chất epicatechin chiết xuất từ điều có tác dụng chống viêm. Nước sắc phần bên trong vỏ cây điều có tác dụng hạ đường máu trên chuột cống trắng đã cắt bỏ tuyến thượng thận và trên người sau khi uống. Cao cồn lá cây điều cũng có tác dụng hạ đường máu trên thực nghiệm. Nhân hạt điều phối hợp với các vị thuốc khác chữa lỵ mạn tính, lỵ ra máu. Dầu ép từ..

Bí ngô: Được trồng phổ biến trong nhân dân để lấy quả, hoa, ngọn và lá non làm rau ăn, quả chín và hạt làm thuốc. Hạt bí ngô có vị bùi béo, tính ấm. Hạt được bóc hết vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô, dùng để chữa bệnh giun sán. Người lớn ngày dùng 60-100g hạt đã bỏ vỏ này, giã nhỏ trong cối, dùng 50-60ml nước đun sôi để tráng sạch cối, thêm 50-100ml sirô hoặc đường và trộn đều. Bệnh nhân ăn vào lúc đói hết cả liều trong vòng 1 giờ, nằm nghỉ 3 giờ, sau đó uống thuốc tẩy muối, đại tiện trong một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào nước ấm. Trẻ em 3-4 tuổi ăn 25g; 5-7 tuổi 40g; 7-10 tuổi 60g. Tác dụng trị sán của bí ngô tuy không mạnh bằng dương xỉ đực, nhưng không độc đối với cơ thể. Theo kinh nghiệm nhân dân, cùi quả bí ngô có tác dụng bổ thần kinh, điều hòa tỳ vị, bổ khí lực, nhuận tràng nên được dùng để chữa nhức đầu, suy nhược thần kinh, táo bón. Ngày dùng 100-200g dưới dạng nấu chín ăn.
Điều: Bộ phận dùng làm thuốc là nhân hạt, dầu vỏ quả, lá, vỏ cây và rễ. Chất epicatechin chiết xuất từ điều có tác dụng chống viêm. Nước sắc phần bên trong vỏ cây điều có tác dụng hạ đường máu trên chuột cống trắng đã cắt bỏ tuyến thượng thận và trên người sau khi uống. Cao cồn lá cây điều cũng có tác dụng hạ đường máu trên thực nghiệm. Nhân hạt điều phối hợp với các vị thuốc khác chữa lỵ mạn tính, lỵ ra máu. Dầu ép từ nhân hạt pha loãng, bôi hằng ngày chữa hắc lào, nứt nẻ kẽ chân, gót chân. Lá điều non phơi khô, thái nhỏ 20-30g, sắc nước uống làm thuốc an thần gây ngủ. Lá già phơi khô, tán bột mịn, rắc trị vết thương và chữa ghẻ. Vỏ cây điều thái mỏng phơi khô 8-16g, sắc uống chữa tiêu chảy, viêm họng. Dịch ép quả giả tươi của cây điều có vị ngọt làm lên men thành một rượu nhẹ thơm ngon có tác dụng lợi tiểu, dùng ngoài xoa bóp chữa đau nhức, súc miệng chữa viêm họng, uống ít một chữa nôn.
Hướng dương: Bộ phận dùng làm thuốc là hạt, dầu hạt, lá, hoa, thân và rễ. Hạt và dầu hướng dương có tác dụng dự phòng chứng tăng cholesterol huyết và tăng lipid huyết. Dầu hướng dương, đặc biệt là acid linoleic có tác dụng ức chế sự hình thành cục huyết khối trên thực nghiệm, có thể do làm tăng tổng hợp prostaglandin E, và do đó ức chế sự kết tập tiểu cầu. Lá hướng dương có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng. Hoa hướng dương gây hạ huyết áp do làm giãn mạch ngoại vi và làm giảm sức kháng của mạch máu. Cụm hoa hướng dương trị tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng, ù tai, đau răng, đau gan, đau bụng, đau kinh, đau khớp, viêm vú. Ngày dùng 30-90g sắc uống. Rễ và lõi thân hướng dương chữa đau đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, nước tiểu đục, ho, ho gà, viêm phế quản. Ngày dùng 15-30g sắc uống. Lá hướng dương chữa sốt, ngày dùng 20-40g sắc uống. Hạt hướng dương dùng khi chán ăn, người mệt mỏi, lỵ ra máu, ngày dùng 30-50g, rang rồi ăn nhân. Trong nhân dân, hạt hướng dương được rang ăn, dầu hướng dương để bôi trơn.
Hồ đào (óc chó): Bộ phận dùng làm thuốc là hạt lấy ở quả chín bỏ vỏ ngoài, phơi hay sấy khô, rồi đập bỏ vỏ hạt lấy nhân (hồ đào nhân). Lá thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô. Vỏ quả phơi hay sấy khô (thanh long y). Màng ngăn cách trong nhân, phơi hay sấy khô (phân tâm mộc). Quả hồ đào còn xanh giàu vitamin C, lá tươi cũng chứa nhiều vitamin C và caroten nên có tác dụng bổ. Cao chiết từ lá tươi có tác dụng ức chế nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và tác dụng hạ sốt, an thần. Cao chiết từ vỏ thân có tác dụng chống co thắt cơ trơn. Hồ đào nhân được dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ đờm, chữa ho, hen suyễn, lưng đau mỏi, chân yếu, chữa trĩ, làm thuốc dưỡng da, làm đen tóc, lợi tiểu tiện. Lá và vỏ quả hồ đào là thuốc sát trùng. Ngày uống 10-20g hồ đào nhân, dạng thuốc sắc hoặc viên. Dầu hồ đào từ nhân bôi ngoài chữa bỏng, lở chàm.
Các bài thuốc:
Chữa sốt, làm ra mồ hôi: Lá điều non, lá ngũ trảo, lá khổ sâm, hạt ý dĩ, mỗi vị 20g dược liệu khô thái nhỏ. Sắc uống lúc nóng.
Chữa lỵ mạn tính, lỵ ra máu: Nhân hạt điều, vỏ quả măng cụt, rau má mỗi vị 20g dược liệu khô, hạt cau già 3g. Tất cả thái nhỏ, sắc đặc, thêm mật ong và uống ngày một thang.
Chữa tăng huyết áp: Cụm hoa hướng dương 60g, râu ngô 30g. Sắc nước rồi thêm đường uống.
Chữa người già yếu ho, khó ngủ: Hồ đào nhân, ô mai bỏ hạt, gừng tươi, mỗi vị 40g. Giã nát, trộn đều, làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi tối trước khi đi ngủ uống 2 viên. Thuốc bổ, chữa đau lưng, mỏi gối: Hồ đào nhân 30g, phá cố chỉ, đỗ trọng, mỗi vị 100g. Tán bột chế thành viên. Mỗi lần uống 5g, ngày 3 lần.
Chữa đau buốt ngang lưng, mệt mỏi, đái són, đái dắt: Hồ đào nhân 12g, ba kích 10g, ích trí nhân, ô dược, cẩu tích, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa hen suyễn ở người cao tuổi: Hồ đào nhân, giã, nấu cháo ăn thường xuyên.
Chữa vết thương đau nhức: Hồ đào nhân, giã nhỏ, hòa với rượu uống, và giã lá tươi hay vỏ quả đắp ngoài.
Chữa khí hư: Lá hồ đào tươi, sắc với nước (50g lá/1 lít nước) dùng thụt rửa âm đạo.