Các địa phương chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả cao 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:18
Đến ngày 17/6, các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và Tân Phước (Tiền Giang) đã thu hoạch dứt điểm 40.000 ha vụ lúa hè thu sớm 2008. Năng suất bình quân đạt gần 6 tấn/ha, tăng gần 0,5 tấn/ha so với cùng kỳ năm trước.Đặc biệt, nông dân một số xã Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè); Mỹ Thành Bắc, Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy)… vùng sâu của Đồng Tháp Mười, năng suất đạt gần 7 tấn/ha. Giá lúa bán khoảng 5.200 đồng/kg. Nông dân trúng mùa là do ứng dụng phương pháp sạ hàng để giảm lượng giống, bón phân so màu lá lúa và sử dụng phương pháp bảo vệ thực vật theo phương pháp "bốn đúng", cơ giới hoá trong khâu thu hoạch… Nông dân còn chủ động xuống giống đồng loạt để né rầy nâu, sử dụng giống nguyên chủng chủ lực OM 3536 và IR 50404 thay cho các loại giống lúa cũ đã bị thoái hoá nên phần lớn lúa hè thu sớm 2008 hầu như không bị bệnh vàng lùa và lùn xoắn lá.Vụ lúa hè thu sớm năm 2008, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân không nên canh tác quá 5 loại giống trên một vùng sản xuất; trong đó, chú ý các loại giống đã chứng minh có..

Đến ngày 17/6, các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và Tân Phước (Tiền Giang) đã thu hoạch dứt điểm 40.000 ha vụ lúa hè thu sớm 2008. Năng suất bình quân đạt gần 6 tấn/ha, tăng gần 0,5 tấn/ha so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, nông dân một số xã Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè); Mỹ Thành Bắc, Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy)… vùng sâu của Đồng Tháp Mười, năng suất đạt gần 7 tấn/ha. Giá lúa bán khoảng 5.200 đồng/kg. Nông dân trúng mùa là do ứng dụng phương pháp sạ hàng để giảm lượng giống, bón phân so màu lá lúa và sử dụng phương pháp bảo vệ thực vật theo phương pháp "bốn đúng", cơ giới hoá trong khâu thu hoạch… Nông dân còn chủ động xuống giống đồng loạt để né rầy nâu, sử dụng giống nguyên chủng chủ lực OM 3536 và IR 50404 thay cho các loại giống lúa cũ đã bị thoái hoá nên phần lớn lúa hè thu sớm 2008 hầu như không bị bệnh vàng lùa và lùn xoắn lá.
Vụ lúa hè thu sớm năm 2008, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân không nên canh tác quá 5 loại giống trên một vùng sản xuất; trong đó, chú ý các loại giống đã chứng minh có hiệu quả canh tác cao, như: VND 95-20, MTL 1490, OM 2717, OM 3536, nếp bè và các loại giống lúa thơm nên phần lớn diện tích lúa hè thu phát triển khá.
*Long An: Mô hình chuyển đổi đất trồng lúa ở những vùng gò cao thường hay thiếu nước ở huyện Đức Hòa sang trồng cỏ voi để bán cho các hộ nuôi bò cho thu nhập gần 100 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay bà con ở huyện cũng đã khai thác những vùng đất gò cao, đất vườn trồng gần 800 ha cỏ voi để cung cấp thức ăn nuôi bò thịt, bò sữa. Nhờ có nguồn thức ăn tại chỗ, huyện Đức Hòa phát triển được hơn 5.000 con bò sữa và gần 19.000 con bò thịt, dẫn đầu phong trào chăn nuôi của tỉnh và góp phần xoá đói giảm nghèo đáng kể, bình quân mỗi năm huyện Đức Hòa giảm từ 1,5% đến 3% hộ nghèo.
* Lào Cai: Năm nay, các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) tiếp tục mở rộng diện tích trên 100 ha rau an toàn lên các xã vùng cao, đưa diện tích rau an toàn của tỉnh lên gần 500 ha, trong đó huyện Sa Pa chiếm 50% với nhiều chủng loại phong phú như: su hào, bắp cải, đậu Hà lan, tỏi và xà lách... Chỉ tính từ đầu năm đến nay, huyện Sa Pa đã kết nối với Công ty đầu tư Hà Nội và siêu thị 24h cung cấp trên 500 tấn rau an toàn các loại về thị trường Hà Nội. Dự kiến trong năm nay, Lào Cai sẽ sản xuất và tiêu thụ khoảng 30 ngàn tấn rau an toàn ra thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại ở Sa Pa có ít nhất 4 cơ sở sản xuất rau an toàn với quy mô đầu tư lớn và bài bản theo công nghệ sản xuất rau sạch tiên tiến từ khâu làm đất đến chăm bón, thu hái và bảo quản xuất khẩu như: Công ty Nông liên (Đài Loan Trung Quốc), Công ty Cát Lợi Lai (TP Hồ Chí Minh), Công ty Tam Đỉnh (Hà Nội) và HTX Mường Hoa (Lào Cai).
* Tuyên Quang có hơn 80 trang trại sản xuất đạt 70 triệu - 250 triệu đồng/năm. Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh như: vùng cam, quýt ở Hàm Yên, chè ở Yên Sơn, trâu ở Chiêm Hoá... Điển hình ở huyện Hàm Yên có khoảng 20 trang trại cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, trong đó có 10 trang trại chuyên canh cam, 3 trang trại rừng và cam, 7 trang trại tổng hợp. Tổng diện tích đất trang trại của Hàm Yên lên tới hơn 320 ha, tổng doanh thu của 20 trang trại bình quân mỗi năm đạt từ 4 - 5 tỷ đồng, thu lãi hơn 3 tỷ đồng, như vậy bình quân mỗi trang trại cho khoản tiền lãi hơn 170 triệu đồng/năm. Tuyên Quang đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, đầu tư hỗ trợ và khuyến khích hội viên nông dân phát triển kinh tế trang trại như: cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giá cây, con giống, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, ưu tiên việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho chủ trang trại... Đặc biệt từ cuối năm 2007, Tuyên Quang hoàn thành việc quy hoạch phân 3 loại rừng, theo đó số diện tích đất rừng sản xuất của tỉnh đã tăng gấp đôi so với trước, lên tới gần 260.000 ha, chiếm 58% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Số diện tích này tỉnh đang gấp rút giao cho các lâm trường, các hộ dân để đưa vào trồng rừng sản xuất, thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển mạnh.