Các loại sâu, bệnh hại trên cây bưởi
Được đăng : 13-12-2016 12:32:33
1. Sâu hại * Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Trên cây lớn thường phá hoại vào thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc Xuân. Dù ở thời kỳ nào của cây cam quýt, sâu chỉ đẻ trứng và phá trên các búp non. Sâu non nở ra ăn các lớp biểu bì trên lá, tạo thành các lớp ngoằn ngèo có phủ sáp trắng, lá xoăn lại cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2 - 10. Phun thuốc phòng 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài 1 - 2 cm). Dùng thuốc Decis pha nồng độ 2/1000 (20cc pha trong 10 lít nước) hoặc Trebon pha nồng độ 2/1000, Sherpa 1,5% để phòng. Khi xuất hiện sâu trừ diệt bằng 1 hoặc 2 loại thuốc trên nhưng cần pha thêm thuốc Padan trộn với 3 - 5 ml dầu Madut, dùng que hoặc thìa đánh cho thuốc tan đều trong dầu, sau đó pha vào thuốc Decis hoặc Trebon đã pha với nồng độ 1/1000 hoặc 1,5/1000. Phun ướt hết mặt lá. * Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori) Xuất hiện từ tháng 5 - 8 - 9. Biện pháp phòng trị: - Bắt sâu trưởng thành ( xén tóc) - Dùng gai mây hoặc dây thép luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Dùng thuốc Supracide hoặc Ofatox nồng độ 1 - 1,5/1000 bơm vào lỗ đục của cây sau đó dùng đất sét bịt miệng lỗ lại. Kết hợp phun các loại thuốc trên lên cây để diệt trứng. Chú ý: sâu đục thân, đục cành thường đẻ trứng ở các kẽ nứt của vỏ ở phần thân cây và gốc cây, vì vậy vào tháng11, 12, người ta thường dùng..
1. Sâu hại
* Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)
Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Trên cây lớn thường phá hoại vào thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc Xuân.
Dù ở thời kỳ nào của cây cam quýt, sâu chỉ đẻ trứng và phá trên các búp non. Sâu non nở ra ăn các lớp biểu bì trên lá, tạo thành các lớp ngoằn ngèo có phủ sáp trắng, lá xoăn lại cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2 - 10.
Phun thuốc phòng 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài 1 - 2 cm). Dùng thuốc Decis pha nồng độ 2/1000 (20cc pha trong 10 lít nước) hoặc Trebon pha nồng độ 2/1000, Sherpa 1,5% để phòng.
Khi xuất hiện sâu trừ diệt bằng 1 hoặc 2 loại thuốc trên nhưng cần pha thêm thuốc Padan trộn với 3 - 5 ml dầu Madut, dùng que hoặc thìa đánh cho thuốc tan đều trong dầu, sau đó pha vào thuốc Decis hoặc Trebon đã pha với nồng độ 1/1000 hoặc 1,5/1000. Phun ướt hết mặt lá.
* Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori)
Xuất hiện từ tháng 5 - 8 - 9.
Biện pháp phòng trị:
- Bắt sâu trưởng thành ( xén tóc)
- Dùng gai mây hoặc dây thép luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Dùng thuốc Supracide hoặc Ofatox nồng độ 1 - 1,5/1000 bơm vào lỗ đục của cây sau đó dùng đất sét bịt miệng lỗ lại. Kết hợp phun các loại thuốc trên lên cây để diệt trứng. Chú ý: sâu đục thân, đục cành thường đẻ trứng ở các kẽ nứt của vỏ ở phần thân cây và gốc cây, vì vậy vào tháng11, 12, người ta thường dùng vôi quét vào gốc cây sẽ có tác dụng: một là lấp những kẽ nứt ở vỏ làm cho sâu không có chỗ đẻ trứng, hai là nếu sâu đã đẻ trứng thì vôi sẽ làm cho trứng bị ung không nở thành sâu non để phá hại được.
* Nhện đỏ (Panonychus citri)
Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ Đông Xuân.
Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vùng tròn lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo. Những cây bưởi hoặc vườn cam quýt gần với nương chè thường hay có nhện đỏ phá hoại.
* Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus):
Phát sinh chủ yếu ở trong những thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.
Để chống nhện (nhện đỏ và nhện trắng) dùng thuốc Kenthane, Danitol, Ortus, Pegasus. . . pha nồng độ 1 - 2/1000 phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại phải phun liên tục 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày bằng những thuốc mới như: Nissorun, Comite, hoặc dầu khoáng trừ sâu.
* Rệp cam
Chủ yếu hại trên các lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.
* Rệp sáp (Planococcus citri): Trên mình phủ 1 lớp bông hoặc sáp màu trắng, hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu. Những vườn cam hoặc cây cam ở gần ruộng mía thường hay bị từ mía lan sang.
Dùng Sherpa hoặc Trebon pha với nông độ 1 - 2/1000 (10 - 20ml pha trong 10 lít nước) phun 1 đến 2 lần ở thời kì lá non.
Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm.
2. Bệnh hại.
* Bệnh loét cam quýt (Xanthomonas campestris) và bệnh sẹo (Ensinoe fawcetti Bit. et Jenk)
Bệnh gây hại chủ yếu ở thời kì vườn ươm và cây mới trồng 1 - 3 năm.
Trên lá thấy xuất hiện các vết bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ lở, màu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết.
Trị bệnh loét, sẹo bằng cách phun Boocđo 1 - 2 /100 hoặc thuốc Kasuran 0,2%, Mancozeb 0,2%, Benlat-C 0,1%, Oxyclorua Đồng 70g/bình 10lít.
Cách pha thuốc Boocđô (pha cho 1bình 10 lít):
- Nồng độ 1% thì dùng 0,1 kg Sunfat đồng + 0,15 kg vôi đã tôi, nếu nồng độ 2% thì lượng sunfat đồng và vôi tăng gấp đôi
- Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat, 3 lít còn lại pha với vôi, lọc bỏ cặn bã, sau đó lấy dung dịch đồng loãng đổ vào nước vôi đặc vừa đổ vừa quấy cho tan đều sẽ được dung dịch Boocđô.
* Bệnh chảy gôm (Phytophthora citripthora)
Bệnh thường phát sinh ở phần sát gốc cây cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm trở xuống cổ rễ và rễ.
Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị những vết nứt và chảy nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.
Bệnh nặng lớp vỏ bị hại thối rữa (giống như bị dội nước sôi) và tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong có màu đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại, cây có thể bị chết ngay, còn bị một phần thì cây bị vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâu xuống đất có thể thấy nhiều rẽ cũng bị thối.
Cách phòng trị: dùng thuốc Boocđô 2% phun trên cây và đổ trực tiếp vào chỗ bị hại, nếu bệnh đã lan xuống rễ phải đào chặt bỏ những rễ bị bệnh rồi xử lý bằng Boocđô 1%.
Có thể dùng các loại thuốc khác như Aliette, Benlat-C nồng độ 0,2 - 0,3% để phun và xử lý vết bệnh.
* Các bệnh do Virus và siêu vi khuẩn
Các bệnh do Virus và siêu vi khuẩn không chữa trị được bằng các loại thuốc hoá học như trên mà phải phòng trị bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch bệnh tới các kỹ thuật canh tác, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ môi giới truyền bệnh vv...
Bệnh virus phổ biến đối với cam quýt nói chung và bưởi nói riêng là bệnh Greening(bệnh vàng lá cam), bệnh Tristeza. Khi phát hiện cây bị bệnh, biện pháp tốt nhất là chặt bỏ để tránh lây lan sang cây khác.