Cách bảo vệ cá bảy màu con
Được đăng : 13-12-2016 13:49:10
Đối với từng giống-loài cá cảnh, việc chăm sóc cá con, trong những tuần tuổi đầu gặp rất nhiều khó khăn.Với giống cá đẻ trứng, chỉ một số ít loài, cá bố mẹ không chăm sóc trứng, cá con. Đa số giống cá đẻ trứng, có đặc tính cá trống, cá mái hoặc cả hai con cùng tham gia chăm sóc con. Tỉ lệ sống cá con, của những loài đẻ trứng, thường rất ổn định. Riêng những loài cá đẻ con, đặc biệt những loài, không những không chăm sóc cá con sau khi nở, mà còn trực tiếp ăn con của mình, thường thấy ở một số giống cá bảy màu (Poecilidae). Cùng với những tác nhân khác, làm tỉ lệ sống cá con những loài này rất thấp. Trong sản xuất giống, ương, nuôi, kinh doanh những loài này, cần phải có biện pháp bảo vệ, cách ly cá con, hạn chế tối đa hiện tượng cá bố mẹ ăn con. Cá bảy màu là loài cá thụ tinh trong, cá trưởng thành sau 3 tháng tuổi, có khả năng tham gia sinh sản lần đầu. Cá con được phóng thích..
Đối với từng giống-loài cá cảnh, việc chăm sóc cá con, trong những tuần tuổi đầu gặp rất nhiều khó khăn.Với giống cá đẻ trứng, chỉ một số ít loài, cá bố mẹ không chăm sóc trứng, cá con. Đa số giống cá đẻ trứng, có đặc tính cá trống, cá mái hoặc cả hai con cùng tham gia chăm sóc con. Tỉ lệ sống cá con, của những loài đẻ trứng, thường rất ổn định. Riêng những loài cá đẻ con, đặc biệt những loài, không những không chăm sóc cá con sau khi nở, mà còn trực tiếp ăn con của mình, thường thấy ở một số giống cá bảy màu (Poecilidae). Cùng với những tác nhân khác, làm tỉ lệ sống cá con những loài này rất thấp. Trong sản xuất giống, ương, nuôi, kinh doanh những loài này, cần phải có biện pháp bảo vệ, cách ly cá con, hạn chế tối đa hiện tượng cá bố mẹ ăn con. Cá bảy màu là loài cá thụ tinh trong, cá trưởng thành sau 3 tháng tuổi, có khả năng tham gia sinh sản lần đầu. Cá con được phóng thích trực tiếp, từ bụng cá mẹ ra ngoài môi trường.Trong những ngày tuổi đầu, cá con sống bằng khối noãn hoàng có ở dưới bụng. Sau 3-4 ngày tuổi, tùy theo nhiệt độ môi trường, sức khỏe cá con, khối noãn hoàng tiêu biến, cá con bắt đầu sinh sống bằng những loại thức ăn, tìm kiếm được từ bên ngoài môi trường. Giai đoạn này cá con rất yếu, việc bơi lội, di chuyển, thường rất chậm.
Khả năng đối phó với những nguy hiểm bên ngoài, rất thụ động. Đây là thời điểm, cá bố mẹ rất dễ tấn công cá con. Do những nguyên nhân trên, trong những hồ nuôi, sinh sản cá bảy màu, nên thiết kế thêm khung lưới, chủ động bảo vệ cá con. Sử dụng loại lưới nylon, lưới cước, mịn, mắt lưới nhỏ. Loại lưới này chỉ cho cá con chui qua, ngăn giữ cá bố mẹ ở phần hồ còn lại, cách ly hoàn toàn với cá con. Lưới được gắn cố định vào khung gỗ, khung gỗ thiết kế theo chiều rộng (chiều ngang)của mỗi hồ nuôi.
Đặt lưới vào hồ nuôi, chia hồ nuôi làm hai phần, có thể chừa 1/3 là nơi cá con sinh sống, 2/3 còn lại là nơi cá bố mẹ sinh sống. Có thể dùng những rổ nhựa, đường kính 10-15cm, có lỗ nhỏ tương đối ngăn chặn được cá bố mẹ. Thả rổ khắp mặt nước hồ nuôi, làm nơi trú ngụ, ẩn núp cho cá con. Cũng có thể dùng những tấm lưới, căng cách mặt nước 5-10cm, hạn chế cá bố mẹ đi qua, vì cá con thường sống gần mặt nước. Một số nơi, dùng lưới cuộn lại, thả quanh hồ, làm nơi ẩn nấp cho cá con. Ngoài ra, phương pháp vớt, thu, chuyển cá con sang hồ riêng cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, trong phương pháp này rất dễ gây sốc cho cá con, do môi trường sống thay đổi đột ngột.
Muốn môi trường ổn định, cần chuẩn bị hồ trước đó vài ngày, lưu ý đến mức nước, nhiệt độ, độ phèn, hàm lượng oxy… Những yếu tố này cho phép chênh lệch không quá 1 độ giữa môi trường cũ và mới. Ngoài những biện pháp kể trên, trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, trong giai đoạn cá bố mẹ đang sinh sản, cần bổ xung đầy đủ thức ăn. Thức ăn đủ chất, lượng, thành phần, cung cấp đủ theo nhu cầu sử dụng của cá. Đảm bảo cá bố mẹ không bị đói. Luôn giữ môi trường ổn định, yên tĩnh, tránh những sốc đột ngột, những tiếng động…đều là những hạn chế rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống cá con.