Cách chế biến một số thức ăn xanh cho gia súc, gia cầm
Được đăng : 13-12-2016 13:47:30
1/ Bột cỏ Stylô:Cỏ Stylô là cây họ đậu, 1 kg bột cỏ Stylô có 96 g đạm tiêu hóa, tương đương 0,64 đơn vị thức ăn, dùng nuôi lợn rất tốt không kém cám gạo. Cỏ băm ngắn phơi khô, nghiền mịn rồi đem phơi lại, đóng bảo quản nơi thoáng khô ráo.2/ Bột bèo hoa dâu:Bèo hoa dâu là cây phân xanh có đến 28 – 30% Prôtein trong vật chất khô, trên 3% chất béo, 10,5% chất khoáng, 6,5% tinh bột đường, còn nhiều vitamin B12, vitamin A rất cần cho gia cầm. Giá trị của bèo hoa dâu ở chỗ tương đối đầy đủ các Axit Amin và khoáng đa lượng, vi lượng. Thực tế cho thấy: gà ăn bèo hoa dâu tăng tỷ lệ đẻ, ấp nở, giảm chi phí thức ăn, màu lòng đỏ trứng đậm hơn so với thí nghiệm đối chứng. Thường bổ sung 5% vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp hàng ngày.Chế biến bột bèo hoa dâu đơn giản vì thu hoạch vào mùa hè, sau khi rửa sạch, phơi nắng trên sân, đảo đi đảo lại cho khô. Cũng có thể sấy 50 – 80 độ C, rồi nghiền thành bột phơi khô cho vào bao nilon bảo quản ở nơi khô thoáng.3/Bột lá keo dậu:Có thể chặt cành phơi cho lá rụng, nếu trời mưa thì tuốt lá rang nóng cho khô, giả thành bột, đóng bao nilon, dự trữ nơi khô thoáng.Cho gà ăn 4 – 6% khẩu phần..
1/ Bột cỏ Stylô:
Cỏ Stylô là cây họ đậu, 1 kg bột cỏ Stylô có 96 g đạm tiêu hóa, tương đương 0,64 đơn vị thức ăn, dùng nuôi lợn rất tốt không kém cám gạo. Cỏ băm ngắn phơi khô, nghiền mịn rồi đem phơi lại, đóng bảo quản nơi thoáng khô ráo.
2/ Bột bèo hoa dâu:
Bèo hoa dâu là cây phân xanh có đến 28 – 30% Prôtein trong vật chất khô, trên 3% chất béo, 10,5% chất khoáng, 6,5% tinh bột đường, còn nhiều vitamin B12, vitamin A rất cần cho gia cầm. Giá trị của bèo hoa dâu ở chỗ tương đối đầy đủ các Axit Amin và khoáng đa lượng, vi lượng. Thực tế cho thấy: gà ăn bèo hoa dâu tăng tỷ lệ đẻ, ấp nở, giảm chi phí thức ăn, màu lòng đỏ trứng đậm hơn so với thí nghiệm đối chứng. Thường bổ sung 5% vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp hàng ngày.
Chế biến bột bèo hoa dâu đơn giản vì thu hoạch vào mùa hè, sau khi rửa sạch, phơi nắng trên sân, đảo đi đảo lại cho khô. Cũng có thể sấy 50 – 80 độ C, rồi nghiền thành bột phơi khô cho vào bao nilon bảo quản ở nơi khô thoáng.
3/Bột lá keo dậu:
Có thể chặt cành phơi cho lá rụng, nếu trời mưa thì tuốt lá rang nóng cho khô, giả thành bột, đóng bao nilon, dự trữ nơi khô thoáng.
Cho gà ăn 4 – 6% khẩu phần bột lá keo dậu, gà tăng trọng khá, đẻ nhiều, tỷ lệ trứng có phôi tăng trên 7%, ấp nở tăng 15 – 16%, chi phí thức ăn giảm.
Cho lợn ăn bột lá keo dậu cho thấy đến 10% số lợn đều cho tăng trọng khá, đến 10% số bò cũng cho kết quả tăng trọng và tăng lượng Hemoglobin trong máu.
Viện Chăn nuôi, đã nghiên cứu và có kết luận tỷ lệ bổ sung bột lá keo dậu vào khẩu phần thức ăn gà 2 – 4%; lợn con 2 – 3%, lợn nái 5 – 6%; bê nghé 7 - 30%.
4/Bột lá và hạt cây so đũa:
Là loại cây họ đậu, trồng ở nhiều nơi, hạt và lá so đũa có tỷ lệ prôtein cao và nhiều vitamin. Thu hoạch quanh năm, nhất là vào mùa mưa nhiều, mỗi cây 1 năm có 5 – 20 kg lá, chặt cành để lấy lá thì cành khác lại mọc nhanh. Lá băm nhỏ trộn vào thức ăn lợn đến 20%, giã bột khô thì 10 – 15%.
Hạt so đũa thu hoạch vào tháng 4 đến tháng 6 dương lịch, khi quả đã chín vàng, đập ra, mỗi quả có 40 – 60 hạt, mỗi vụ một cây so đũa cho 3 – 6 kg hạt. Hạt phơi khô rang vàng nghiền thành bột cho lợn ăn không quá 5% khẩu phần làm tăng trọng đến trên 10% hoặc cao hơn, giảm chi phí thức ăn. Trộn lá so đũa 15 – 20% vào rơm, cỏ, cho trâu, bò, dê ăn đều chóng béo khoẻ.
5/Bột lá mắm:
Cây mắm mọc ở vùng nước mặn, nước lợ ven biển, nhất là ở các tỉnh Nam Trung bộ và miền Nam. Năng suất lá cao, mỗi vụ 1 ha cho đến 10 tấn (mật độ là 2.000 cây/ha), hàng năm thu 4 vụ, có độ tái sinh rất mạnh, sau khi hái lá 28 ngày thì lá mới mọc ra đầy đủ.
Lá mắm hái về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, nghiền bột (4 tươi cho 1 khô) có giá trị dinh dưỡng tương đương bột lá sắn, bột cỏ stylô, có tỷ lệ prôtein thô là 16,5%. Qua theo dõi cho thấy, bột lá mắm bổ sung vào thức ăn gà thịt 9%, gà đẻ 5%; lợn nái, lợn hậu bị lớn 10 – 12%, lợn con và hậu bị nhỏ 4%. Xí nghiệp Bột lá mắm Bolaco (Cà Mau) cho biết: lợn ăn bột lá mắm ngủ nhiều, giảm tiêu hao năng lượng (do có chất an thần Canxi bromua), lợn con theo mẹ ít bị tiêu chảy; gà lông mượt, da vàng.
6/ Cao rau cỏ:
Có thể chế biến cao rau cỏ bằng các loại rau cỏ xanh tươi như dây lạc, khoai lang, đậu tương, thân ngô xanh, lá keo dậu, lá sắn, thân lá đậu... rửa sạch, băm giã nhỏ, vắt lấy nước, bỏ bã. Đun nước dịch rau cỏ này ở nhiệt độ 70 – 80 độ C (không cho sôi), chất đặc nổi lên thành một lớp váng chứa prôtein và vitamin. Vớt ra, rải mỏng phơi khô trên sân xi măng, sân gạch, cho thêm 7 – 8 g muối/1 lít váng cao. Cao khô tán thành bột dự trữ, có nhiều vitamin nhóm B, E, tiền vitamin D, A.
Cao rau có thể cho gia súc non uống tươi hoặc bột cao khô đều kích thích ngon miệng, có thể trộn với sữa cho bê nghé non uống. Cho lợn 50 – 60 g cao rau cỏ tươi mỗi ngày, lợn tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn
7/ Bột rau cỏ:
Các loại rau muống, rau lang, lá sắn, lá cây họ đậu... thu về rửa sạch, băm nhỏ, rải phơi trên sân thật khô rồi nghiền thành bột. Nếu phơi được nắng bột rau cỏ sẽ có màu xanh vàng thơm ngon. Bột rau cỏ có nhiều chất dinh dưỡng, nhất là Caroten, có thể đến 25 mg/100 g, trung bình 16 mg/100 g. Bột rau cỏ 4% trong thức ăn gà công nghiệp là thích hợp.