Cách chọn và ấp trứng vịt bằng phương pháp thủ công
Được đăng : 13-12-2016 13:48:19
Để khắc phục nhanh đàn gia cầm, thủy cầm sau dịch cúm, sau đây xin trao đổi kinh nghiệm chọn và ấp trứng vịt theo phương pháp thủ công: Trứng vịt ấp tốt nhất phải là trứng lấy từ đàn vịt giống bố mẹ khỏe mạnh, không mắc dịch bệnh và ở tuổi thành thục từ 6 – 8 tháng tuổi trở lên, chọn những quả trứng không méo mó, không quá dài hay quá tròn, vỏ sạch không dính phân, dính máu, nhưng cũng không nên lấy những quả nhẵn quá (vì sợ đã bị rửa hoặc lau quá kỹ làm mất màng vỏ bảo vệ trứng). Không lấy quả rạn nứt, vỏ sần sùi hay quá mỏng. Soi qua ánh sáng ở phần đầu to của quả trứng thấy phần rỗng ở đầu quả trứng nhỏ là trứng tốt, nếu phần rỗng hơi to hoặc quá to là trứng đã bị loãng do trứng đã để lâu ngày và để ở nơi có nhiệt độ cao, làm ảnh hưởng sự phát triển của phôi, ảnh hưởng tỷ lệ nở vịt con sau này. Loại bỏ những quả có 2 lòng đỏ, lòng đỏ, lòng trắng có vết máu, những quả có những chấm nhỏ màu tím sẫm, những quả đó đã bị nấm mốc xâm nhập.Hiện nay có một số nhà lò đã dùng điện để ấp trứng với quy mô lớn, song vốn đầu tư cũng lớn. Việc ấp trứng thủ công..
Để khắc phục nhanh đàn gia cầm, thủy cầm sau dịch cúm, sau đây xin trao đổi kinh nghiệm chọn và ấp trứng vịt theo phương pháp thủ công: Trứng vịt ấp tốt nhất phải là trứng lấy từ đàn vịt giống bố mẹ khỏe mạnh, không mắc dịch bệnh và ở tuổi thành thục từ 6 – 8 tháng tuổi trở lên, chọn những quả trứng không méo mó, không quá dài hay quá tròn, vỏ sạch không dính phân, dính máu, nhưng cũng không nên lấy những quả nhẵn quá (vì sợ đã bị rửa hoặc lau quá kỹ làm mất màng vỏ bảo vệ trứng). Không lấy quả rạn nứt, vỏ sần sùi hay quá mỏng. Soi qua ánh sáng ở phần đầu to của quả trứng thấy phần rỗng ở đầu quả trứng nhỏ là trứng tốt, nếu phần rỗng hơi to hoặc quá to là trứng đã bị loãng do trứng đã để lâu ngày và để ở nơi có nhiệt độ cao, làm ảnh hưởng sự phát triển của phôi, ảnh hưởng tỷ lệ nở vịt con sau này. Loại bỏ những quả có 2 lòng đỏ, lòng đỏ, lòng trắng có vết máu, những quả có những chấm nhỏ màu tím sẫm, những quả đó đã bị nấm mốc xâm nhập.
Hiện nay có một số nhà lò đã dùng điện để ấp trứng với quy mô lớn, song vốn đầu tư cũng lớn. Việc ấp trứng thủ công từ xa xưa của ông cha ta đến nay vẫn được áp dụng. Trong bài viết này xin trao đổi qui trình ấp trứng vịt bằng vỏ trấu thóc nóng.
Cách làm lò ấp và nhiệt độ ấp trứng
Trứng vịt sau khi đã được tuyển chọn đạt yêu cầu được đưa vào túi lưới, rồi đem vào xếp ở các lò ấp gọi là "pho nóng", mỗi pho nóng là một hình khối tròn được quây bằng cót, có đường kính 0,6 – 0,8m, chiều cao 0,8 – 1m, đáy và xung quanh pho có trộn trấu được rang nóng dày 20cm, trấu được rang nóng ở nhiệt độ 40OC. Sau khi đã rải trấu thóc nóng xuống đáy và xung quanh pho, xếp đều các túi đựng trứng vào pho, cứ một lượt trứng lại rải một lượt trấu thóc nóng phủ kín trứng, cứ như thế xếp gần đến miệng pho, trên cùng cũng rải một lượt trấu thóc nóng dày 15 – 20cm, rồi đậy kín bao tải để giữ cho nhiệt độ trong pho được ổn định. Liên tục giữ nhiệt độ thích hợp 37,5 –38 OC, ở giai đoạn đầu trong vòng một tuần kể từ ngày ấp, 37 - 38OC ở giai đoạn 2 (từ 8 - 12), cứ 3 giờ một lần phải thay trấu nóng. Đến giai đoạn 3 (từ ngày 13 – 15) không phải dùng trấu thóc nóng nữa, nhưng vẫn phải ủ trứng trong pho nóng, nhiệt độ lúc này vẫn phải đảm bảo 37,5 – 38,5OC. Từ ngày 16 - 28 thì chuyển sang pho lạnh, nhưng mỗi lượt trứng vẫn phải dùng chăn đắp lên trứng để đảm bảo cho trứng có nhiệt độ 37–38 OC trước khi vịt nở.
Về độ ẩm: Ở giai đoạn đầu và cuối yêu cầu độ ẩm phải cao hơn so với giai đoạn giữa, giai đoạn 1 từ ngày ấp - ngày 7, độ ẩm cần có 70 – 75%. Giai đoạn 2 từ ngày 8 - 15, độ ẩm cần có 50 – 55% , giai đoạn 3 (từ ngày 22 – 28), độ ẩm cần có 65-70%, có thể điều chỉnh độ ẩm bằng mấy cách sau:
- Phun nước làm ẩm phòng ấp 36 – 37OC, đắp vải màn ướt lên trứng, muốn biết cụ thể độ ẩm trong phòng ấp, ta dùng một ẩm độ kế có sẵn bán trên thị trường.
- Đảo, làm mát, thông thoáng cho trứng: Việc này làm cùng với việc thay trấu thóc nóng ở giai đoạn 1 và 2, cứ 3 – 4 giờ thay trấu thóc nóng một lần, ta kết hợp đảo trứng và làm mát cho trứng; ở giai đoạn sau khoảng cách đảo trứng càng ngắn hơn: 2 – 3 giờ một lần, đảo kết hợp phun nước làm mát cho trứng, riêng phun nước ngày phun 2 lần là đủ. Để có tác dụng thông thoáng, việc đảo trứng nên làm lần lượt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới và ngược lại.
- Kiểm tra trứng ấp. Từ ngày thứ 7 cần được kiểm tra bằng cách soi trứng, dùng chụp soi lên ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn, kịp thời loại bỏ những trứng không phôi, chết phôi, trứng bị dập vỡ hoặc bị thối.
Trên đây là những kinh nghiệm cơ bản khi tiến hành ấp trứng vịt theo phương pháp thủ công, yêu cầu mọi thao tác phải nhẹ nhàng, thận trọng theo từng bước đã trao đổi. Làm đúng như kinh nghiệm trên tỷ lệ vịt nở của các bạn sẽ đạt hiệu quả cao.