Cách làm bẫy cây trồng để diệt chuột
Được đăng : 13-12-2016 13:59:29
Câu hỏi:Qua Đài phát thanh và Báo chí chúng tôi thấy có nói là dùng bẫy cây trồng để diệt chuột trên ruộng lúa có kết quả rất tốt. Xin được hướng dẫn cách làm?Nguyễn Văn Tiến và một số bà con trồng lúa ở Mộc Hóa (Long An)Trả lời:Bẫy cây trồng (BCT) là một biện pháp diệt chuột đã được áp dụng ở một số nước trong khu vực xung quanh chúng ta, nhất là ở Malaysia có kết qủa rất tốt. Vào khỏang giữa những năm 90 (của thế kỷ vừa qua) biện pháp này đã được các nhà Bảo vệ thực vật của nước ta tiến hành thử nghiệm ở một số nơi của các tỉnh, thành phố phía Nam như Trà Vinh, Long An, Tp.Hồ Chí Minh...thu được kết quả tốt. Từ kết quả này Ban phòng chống chuột của nước ta (hồi đó) đã đề nghị đưa biện pháp này vào “Quy trình quản lý tổng hợp chuột hại lúa”Cách tiến hành..
Câu hỏi:
Qua Đài phát thanh và Báo chí chúng tôi thấy có nói là dùng bẫy cây trồng để diệt chuột trên ruộng lúa có kết quả rất tốt. Xin được hướng dẫn cách làm?
Nguyễn Văn Tiến và một số bà con trồng lúa ở Mộc Hóa (Long An)
Trả lời:
Bẫy cây trồng (BCT) là một biện pháp diệt chuột đã được áp dụng ở một số nước trong khu vực xung quanh chúng ta, nhất là ở Malaysia có kết qủa rất tốt. Vào khỏang giữa những năm 90 (của thế kỷ vừa qua) biện pháp này đã được các nhà Bảo vệ thực vật của nước ta tiến hành thử nghiệm ở một số nơi của các tỉnh, thành phố phía Nam như Trà Vinh, Long An, Tp.Hồ Chí Minh...thu được kết quả tốt. Từ kết quả này Ban phòng chống chuột của nước ta (hồi đó) đã đề nghị đưa biện pháp này vào “Quy trình quản lý tổng hợp chuột hại lúa”
Cách tiến hành cụ thể như sau: Cứ khỏang 15-20 ha lúa có thể bố trí một BCT nằm ở trung tâm khu lúa này. BCT là một ruộng lúa hình vuông, mỗi cạnh dài khỏang 25-30 m. Ruộng lúa này (tạm gọi là ruộng bẫy) được xuống giống lúa sơm hơn những ruộng lúa khác trong cùng khu đồng khỏang 3 tuần. Xung quang ruộng bẫy được rào kín bằng một hàng rào bằng vải Nilon, cao khỏang 0,5-0,6m. Mỗi bờ khóet 1-2 lỗ dưới chân hàng rào để đặt bẫy hom, miệng hom hướng ra phía ngòai.
Để hạn chế chuột leo qua hàng rào vào bên trong, ở phía ngòai (sát chân hàng rào) nên đào một rãnh nhỏ có chứa nước. Muốn tiếp cận hàng rào chuột phải bơi qua rãnh nước, lông bị ướt, sẽ trơn trợt không leo được.
Vì có hàng rào nên chuột muốn chui vào ruộng phá lúa phải chui qua lỗ hom của bẫy và chúng bị thu giữ ngay trong bẫy. Bẫy hom là một cái lồng hình khối hộp chữ nhật có khung bằng sắt, một đầu gắn hom (giống như hom của lờ bắt cá) xung quanh được bao bằng lưới sắt mắt cáo. Chiều dài của bẫy khỏang 0,6m, chiều rộng và chiều cao, mỗi chiều khỏang 0,25-0,30m.
Do khu đồng chưa được xuống giống, chuột thiếu thức ăn, gặp ruộng bẫy có lúa mộng hoặc lúa non (là thức ăn mà chuột rất thích) chúng sẽ kiếm chỗ chui vào, các lỗ hom của bẫy sẽ sẵn sàng chờ đón chúng.
Biện pháp này có nhiều ưu điểm, nhưng chỉ áp dụng được ở những nơi có tập quán gieo cấy tập trung và có thời gian trống tương đối dài giữa hai vụ lúa.
Đây là biện pháp mang tính công đồng cao, rất cần sự đứng ra vận động, tổ chức của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn về kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn, và đặc biệt là sự hợp tác giữa các chủ ruộng trong cùng khu đồng.
Có một điều xin lưu ý với các bạn là: một trong những nguyên tắc để phòng trừ chuột là phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp mới có thể thu được kết qủa cao. Vậy khuyên các bạn là ngòai biện pháp BCT mà tôi vừa nói trên đây các bạn cũng phải áp dụng thêm các biện pháp truyền thống khác một cách hợp lý, phù hợp với hòan cảnh của mình. Đồng thời phải làm thường xuyên và vận động nhiều chủ ruộng cùng làm trên diện rộng./.