Cách lấy tinh heo để phối giống
Được đăng : 13-12-2016 13:47:29
1- Mở đầuĐể xử lý tinh dịch, hiện có nhiều phương pháp và sử dụng nhiều trang bị, kỹ thuật khác nhau. Tuy vậy, các bạn nên nhớ 2 nguyên tắc cơ bản áp dụng cho lấy tinh và xử lý tinh dịch:a) áp dụng những kỹ thuật vệ sinh; vàb) Khống chế sự thay đổi nhiệt độ.Trong phần lớn trường hợp, Khi đã tuân thủ các nguyên tắc trên, những kỹ thuật và thiết bị đặc biệt nếu được sử dụng, sẽ trở nên yếu tố có lợi về kinh tế, dễ dàng duy trì việc kiểm soát chất lượng công việc và nâng cao lòng yêu nghề.Do có nguy cơ làm giảm sút hiệu quả sinh sản trong Thụ tinh nhân tạo (TTNT), nên điều quan trọng là phải chú ý đến việc đầu tư thích hợp cho công tác đào tạo tay nghề và trang bị phương tiện hoạt động. Những điều trình bày dưới đây nêu ra những nét cơ bản áp dụng cho một chương trình TTNT hoạt động tại trang trại với quy mô 4 - 5 lợn đực giống làm việc trong tuần. Khi số đầu lợn đực và công việc khai thác tinh dịch tăng lên, chúng ta sẽ đề cập đến các kỹ thuật khác để giảm giá thành sản xuất của một đơn vị tinh dịch và nâng cao được quá trình kiểm soát chất lượng.2- Nhu cầu trang bị - Kính hiển vi (Thị kính 10x, vật kính 10x và 43x)- Cân hiện số (6kg ? 1g)- Trang bị làm mát tinh dịch- Đồ thuỷ tinh, đồ nhựa, nhiệt kế,- Găng tay, phích nước nóng, v.v...- Buồng ấm- Không gian làm việc chuyên dụng (rửa, sấy khô) đủ dùng, ổn định nhiệt độ- Thiết bị chưng ấm cách thuỷ- Thiết bị đếm tinh trùng3- Chuẩn bị3.1- Dùng một túi nilon lót vào bên trong lọ hứng tinh (có cách nhiệt) loại 1 lít (Loại túi 1 galông dùng ướp lạnh rất thích hợp cho công việc này) (1 galông Mỹ ằ 3,78 lít - ND ). Lọ hứng tinh có cách nhiệt và túi nilon thường được bán sãn tại các cửa hàng thiết bị TTNT. Đặt lưới lọc (2 lớp vải gạc hoặc 1 lưới lọc) lên miệng lọ hứng tinh và nịt 1 vòng đai cao su. Đính vào lọ một thẻ ghi số tai lợn đực. Sưởi ấm lọ hứng tinh: Lọ hứng tinh được sưởi ấm trước theo cách sau: lót một phần buồng sưởi ấm bằng các tấm xốp cách nhiệt, lắp một bóng đèn công suất bé gắn liền với bộ phần điều chỉnh nhiệt (thermostat). Đặt thermostat ở 380C. Đặt tất cả dụng cụ dùng lấy tinh và xử lý tinh dịch và trong buồng sưởi ấm này. Đây là nơi ấm, khô và không có bụi. Nếu lắp đặt và sử dụng đúng đắn, nó có thể thay cho thiết bị chưng ấm cách thuỷ.3.2- Ghi chép khối lượng bì của từng lọ hứng tinh (kể cả nắp đậy) cùng túi nilon Trong một thời gian dài, nếu không có biến động lớn, khối lượng này sẽ duy trì tương đối ổn định, nhưng thỉnh thoảng cũng nên kiểm tra lại.3.3- Chuẩn bị môi trường pha loãng ở đây chỉ xin nêu lên một trong nhiều cách chuẩn bị môi trường pha loãng:• Chỉ chuẩn bị môi trường pha loãng trước khi sử dụng độ 1 giờ.• Mua độ 3 - 5 bình (thuỷ tinh) nước cất loại 1 galông. Giữ một bình trong buồng ấm vài giờ trước khi sử dụng.• Xác định cần sử dụng bao nhiêu lít môi trường pha loãng trong ngày. Ví dụ bạn định lấy tinh 2 lợn đực, như vậy có thể cần quãng 2 lít môi trường pha loãng (sau một số lần rút kinh nghiệm, bạn có thể dự tính được bao nhiêu môi trường pha loãng cần sử dụng hằng ngày).• Dùng một túi nilon loại 1 galông lót bên trong một bình chưa loại 2 - 3 lít có quai cầm (hoặc bất cứ kiểu bình khác). Đặt nó lên cân và ấn nút "tare" (Khử khối lượng bì - ND). Cho vào trong túi nilon này 1 lít (1.000g) nước cất ấm. Trút 2 gói môi trường hỗn hợp sãn vào trong nước cất ấm và khuấy đều. ấn nút "tare" và rót thêm 1 lít nước cất ấm còn lại vào hỗn hợp này.• Chú ý: dùng loại bình mà miệng bình có mỏ rót dài, nhọn. Lật miệng bao nilon ra ngoài..
1- Mở đầu
Để xử lý tinh dịch, hiện có nhiều phương pháp và sử dụng nhiều trang bị, kỹ thuật khác nhau. Tuy vậy, các bạn nên nhớ 2 nguyên tắc cơ bản áp dụng cho lấy tinh và xử lý tinh dịch:
a) áp dụng những kỹ thuật vệ sinh; và
b) Khống chế sự thay đổi nhiệt độ.
Trong phần lớn trường hợp, Khi đã tuân thủ các nguyên tắc trên, những kỹ thuật và thiết bị đặc biệt nếu được sử dụng, sẽ trở nên yếu tố có lợi về kinh tế, dễ dàng duy trì việc kiểm soát chất lượng công việc và nâng cao lòng yêu nghề.
Do có nguy cơ làm giảm sút hiệu quả sinh sản trong Thụ tinh nhân tạo (TTNT), nên điều quan trọng là phải chú ý đến việc đầu tư thích hợp cho công tác đào tạo tay nghề và trang bị phương tiện hoạt động. Những điều trình bày dưới đây nêu ra những nét cơ bản áp dụng cho một chương trình TTNT hoạt động tại trang trại với quy mô 4 - 5 lợn đực giống làm việc trong tuần. Khi số đầu lợn đực và công việc khai thác tinh dịch tăng lên, chúng ta sẽ đề cập đến các kỹ thuật khác để giảm giá thành sản xuất của một đơn vị tinh dịch và nâng cao được quá trình kiểm soát chất lượng.
2- Nhu cầu trang bị
- Kính hiển vi (Thị kính 10x, vật kính 10x và 43x)
- Cân hiện số (6kg ? 1g)
- Trang bị làm mát tinh dịch
- Đồ thuỷ tinh, đồ nhựa, nhiệt kế,
- Găng tay, phích nước nóng, v.v...
- Buồng ấm
- Không gian làm việc chuyên dụng (rửa, sấy khô) đủ dùng, ổn định nhiệt độ
- Thiết bị chưng ấm cách thuỷ
- Thiết bị đếm tinh trùng
3- Chuẩn bị
3.1- Dùng một túi nilon lót vào bên trong lọ hứng tinh (có cách nhiệt) loại 1 lít (Loại túi 1 galông dùng ướp lạnh rất thích hợp cho công việc này) (1 galông Mỹ ằ 3,78 lít - ND ). Lọ hứng tinh có cách nhiệt và túi nilon thường được bán sãn tại các cửa hàng thiết bị TTNT. Đặt lưới lọc (2 lớp vải gạc hoặc 1 lưới lọc) lên miệng lọ hứng tinh và nịt 1 vòng đai cao su. Đính vào lọ một thẻ ghi số tai lợn đực.
Sưởi ấm lọ hứng tinh: Lọ hứng tinh được sưởi ấm trước theo cách sau: lót một phần buồng sưởi ấm bằng các tấm xốp cách nhiệt, lắp một bóng đèn công suất bé gắn liền với bộ phần điều chỉnh nhiệt (thermostat). Đặt thermostat ở 380C. Đặt tất cả dụng cụ dùng lấy tinh và xử lý tinh dịch và trong buồng sưởi ấm này. Đây là nơi ấm, khô và không có bụi. Nếu lắp đặt và sử dụng đúng đắn, nó có thể thay cho thiết bị chưng ấm cách thuỷ.
3.2- Ghi chép khối lượng bì của từng lọ hứng tinh (kể cả nắp đậy) cùng túi nilon
Trong một thời gian dài, nếu không có biến động lớn, khối lượng này sẽ duy trì tương đối ổn định, nhưng thỉnh thoảng cũng nên kiểm tra lại.
3.3- Chuẩn bị môi trường pha loãng
ở đây chỉ xin nêu lên một trong nhiều cách chuẩn bị môi trường pha loãng:
• Chỉ chuẩn bị môi trường pha loãng trước khi sử dụng độ 1 giờ.
• Mua độ 3 - 5 bình (thuỷ tinh) nước cất loại 1 galông. Giữ một bình trong buồng ấm vài giờ trước khi sử dụng.
• Xác định cần sử dụng bao nhiêu lít môi trường pha loãng trong ngày. Ví dụ bạn định lấy tinh 2 lợn đực, như vậy có thể cần quãng 2 lít môi trường pha loãng (sau một số lần rút kinh nghiệm, bạn có thể dự tính được bao nhiêu môi trường pha loãng cần sử dụng hằng ngày).
• Dùng một túi nilon loại 1 galông lót bên trong một bình chưa loại 2 - 3 lít có quai cầm (hoặc bất cứ kiểu bình khác). Đặt nó lên cân và ấn nút "tare" (Khử khối lượng bì - ND). Cho vào trong túi nilon này 1 lít (1.000g) nước cất ấm. Trút 2 gói môi trường hỗn hợp sãn vào trong nước cất ấm và khuấy đều. ấn nút "tare" và rót thêm 1 lít nước cất ấm còn lại vào hỗn hợp này.
• Chú ý: dùng loại bình mà miệng bình có mỏ rót dài, nhọn. Lật miệng bao nilon ra ngoài miệng bình, kéo mép túi xuống đoạn có quai cầm của bình chứa (để cho quai cầm giữ chặt miệng túi nilon không tuột lên trên). Như vậy có thể rót môi trường (qua mỏ rót) chảy thành một dòng nhỏ, chính xác.
• Có thể dùng nhiệt kế thuỷ tinh để khuấy. Khuấy cẩn thận cho đến khi các thành phần bột khô trong hỗn hợp môi trường được hoà tan hoàn toàn.
• Chú ý: hỗn hợp môi trường sẽ được hoà tan nhanh chóng nếu nước cất nóng.
• Đặt bình môi trường pha loãng đã chuẩn bị vào trong buồng ấm hoặc trong thiết bị chưng ấm cách thuỷ. Giữ nhiệt độ làm ấm quãng 370C. Khi pha loãng sơ bộ thì cần một lượng môi trường bằng lượng tinh dịch.
• Chú ý: Nếu nước cất được đặt trong buồng ấm, nước cất được sưởi ấm từ trước và đạt được nhiệt độ gần đúng với yêu cầu.
• Môi trường chưa sử dụng hết (kể cả được đựng trong bình hoặc trong túi nilon) có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 24 - 48 giờ.
3.4- Đặt lọ hứng tinh được sưởi ấm từ trước vào trong bình thuỷ cách nhiệt đã được sưởi ấm trước
Đề nghị: Hãy mua một bình thuỷ (cỡ trung bình) bằng nhựa có một ống nhựa (sẽ dùng để hứng tinh dịch) đặt lọt bên trong nắp bình thuỷ. Đổ nước ấm (38 - 420C) vào trong lòng bình thuỷ, nhiệt độ nước cao thấp tuỳ theo nhiệt độ không khí. Bình thuỷ nước ấm này khi đưa ra đến nơi lấy tinh cần đạt nhiệt độ 370C. Cắt một mảnh xốp dày 2 - 4 in-sơ (1 in-sơ ằ 2,54 cm - ND) có cỡ bằng với đáy bình thuỷ. Khoét tấm xốp thành một lỗ có thể nhét vừa ống nhựa để ống nhựa không bị nghiêng và không làm thay đổi nhiệt độ ống nhựa.
Chú ý: Nếu khu vực lấy tinh gần kề với phòng xử lý tinh dịch, nên xây một tủ ngăn thông với phòng xử lý tinh dịch và đặt bình thuỷ có nước ấm tại tủ ngăn này.
4- Lấy tinh lợn đực
4.1- Nếu cần, bóp bao qui đầu để ép hết chất dịch trong bao ra ngoài.
Công việc này nên tiến hành trước khi lợn đực nhảy giá. Tránh để cho chất dịch trong bao qui đầu chảy vào tinh dịch xuất ra. Nếu cần, cắt tỉa túm lông dài ở miệng bao qui đầu. Mỗi tháng nên cắt tỉa lông một lần để làm vệ sinh cho lợn đực.
Mang găng bằng polyvinyl vào tay khi lấy tinh. Không dùng găng cao su. Sau khi đã đi găng, không sờ mó vào lợn, vào cửa hoặc bất cứ vật nào khác, mà chỉ được sờ vào qui đầu lợn đực. Một số người lấy tinh lợn thích mang đúp 2 găng tay và chiếc găng ngoài cùng được tháo ra ngay trước khi nắm được dương vật lợn.
4.2- Thường loại bỏ phân đoạn xuất tinh đầu tiên (trước khi có tinh trùng).
Phân đoạn này tiết ra chất dịch trong, loãng, không có tinh trùng, nhưng lại có nhiều vi khuẩn.
4.3- Hứng phân đoạn xuất tinh đậm đặc tinh trùng vào trong ống nhựa đã được sưởi ấm từ trước.
Tinh dịch phân đoạn này có màu trắng như phấn và có chứa 80 - 90% tổng số tinh trùng trong lần xuất tinh. Hứng hết phân đoạn này cho đến khi tinh dịch chuyển sang màu trong và loãng (phân đoạn không tinh trùng) thì thôi không hứng nữa nhưng vẫn để cho lợn đực xuất hết phần chất tiết còn lại ra ngoài.
Chú ý: Một số lợn đực xuất tinh phân đoạn đậm đặc theo nhiều đợt. Để chắc ăn, một số người lấy tinh hứng toàn bộ hai phân đoạn xuất tinh. Nhưng có ý kiến cho rằng làm như vậy sẽ rút ngắn thời gian bảo tồn nếu hứng toàn bộ phân đoạn không tinh trùng. Trong thực tiễn, nhiều người chỉ khai thác phân đoạn đậm đặc tinh trùng (hoặc có thể hứng thêm một ít tinh dịch của phân đoạn không tinh trùng).
4.4- Thường để cho lợn đực xuất tinh hết hoàn toàn (5 - 8 phút).
Nếu đuổi lợn đực xuống khỏi giá nhảy sớm quá, lợn đực có thể phản ứng lại, thường là không có lợi.
4.5- Tháo lưới lọc và đổ bỏ chất keo nhầy.
Đậy kín lọ nhựa hứng tinh và đặt vào trong bình thuỷ sưởi ấm. Kiểm tra cẩn thận để số hiệu ghi trên thẻ trùng với số tai lợn đực vừa được lấy tinh.
4.6- Chuyển lọ tinh dịch vào phòng xử lý
Để đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục kỹ thuật, tinh dịch cần được pha loãng trong vòng 15 phút sau khi lấy tinh (Hình 1).
5- Tính toán
Cân lọ hứng tinh (có cả tinh dịch) rồi trừ đi khối lượng bì, bạn sẽ có khối lượng lần xuất tinh của lợn đực.
Chú ý: Tinh dịch hơi nặng hơn nước (1g nước tương đương 1ml hoặc 1cc), nhưng pha với tỉ lệ 1: 1 là cũng tương đối thích hợp.
5.1- Đánh giá hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng
Dùng kính hiển vi để đánh giá hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng. Luôn luôn dùng phiến kính đã sưởi ấm từ trước và có đậy lá kính. Nếu tinh dịch có hoạt lực tinh trùng tiến thẳng dưới 60% thường bị loại bỏ. Cũng quan sát tinh trùng kỳ hình, những mảnh vỡ của tế bào và tinh trùng lắc lư tại chỗ.
5.2- Quyết định bao nhiêu lọ (liều) tinh dịch có thể sản xuất được từ một lần xuất tinh
Mỗi lọ tinh nên có chứa 3 - 4 tỉ tinh trùng và 80 - 100 ml môi trường pha loãng. Mỗi lượng xuất tinh của lợn đực có thể chứa một lượng tinh trùng, ít thì 10 - 15 tỉ, nhiều thì đến trên 100 tỉ, đủ để pha thành 2 - 3 liều hoặc 25 liều tinh pha (có thể nhiều hơn nữa). Số lượng này tuỳ thuộc vào tuổi tác, giống, tần số lấy tinh và cũng tuỳ từng cá thể lợn đực.
Nếu bạn không có dụng cụ để đếm tinh trùng, bạn sẽ phải tuân thủ một vài hướng dẫn. Trên thực tiễn, bạn sẽ phải dự đoán. Tùy theo mức độ đục tương đối của tinh trùng, người ta thường đề nghị mức độ pha loãng từ 1 phần tinh dịch (TD) với 3 phần môi trường (MT) cho đến 1 phần tinh dịch với 10 phần môi trường. Tinh dịch càng đục màu phấn trắng, tỉ lệ pha loãng sẽ càng cao.
Vì bạn sẽ không dẫn tinh cho lợn cái bằng 1/2 lọ tinh pha, mà thường dùng luôn cả lọ. Trong ví dụ này, nên san 50 ml thừa cho tất cả các lọ khác, hoặc là dùng 850 ml MT thay vì 900 ml (150 ml TD + 850 ml MT = 1.000 ml tinh pha, tức là 10 lọ tinh pha mà mỗi lọ chứa 100 ml).
Có thể sử dụng nhiều dụng cụ để dự đoán số lượng tinh trùng. Đó là: a) Buồng đếm hồng bạch cầu; b) Quang phổ kế; và c) SpermaQue.
Nghiên cứu cách sử dụng mỗi dụng cụ đã được ghi trong tờ hướng dẫn.
Ghi chép những số liệu đúng và tính toán tỉ lệ pha loãng (xem bảng ví dụ đã nêu).
6- Pha loãng tinh dịch
Những nguyên tắc quan trọng:
1. Điều chỉnh nhiệt độ MT cho tương đương nhiệt độ tinh dịch (trong vòng 10C);
2. Phải rót MT vào tinh dịch (không làm ngược lại).
Túi nilon chứa tinh dịch vãn phải được đặt trong lọ nhqạ hứng tinh. Đặt một nhiệt kế thuỷ tinh vào trong tinh dịch và một nhiệt kế thuỷ tinh nữa vào trong MT pha loãng. Điều chỉnh nhiệt độ MT cho tương đương nhiệt độ tinh dịch. Khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ biết được lúc nào cần nhấc lọ MT ra khỏi hòm sưởi ấm (hoặc thiết bj chưng ấm cách thuỷ) và nhiệt độ của nó tương đương với nhiệt độ tinh dịch. Vào thời điểm này, tinh dịch sẽ có nhiệt độ quãng 35 - 360C
Chú ý: Cần thường xuyên kiểm tra độ chính xác của các nhiệt kế.
Lấy một bình to (tối thiểu là 2 lít) ra khỏi buồng sưởi ấm. Nhẹ nhàng đặt lọ nhựa đựng tinh dịch vào trong bình to này rồi đặt lên cân, ấn nút "tare".
Trong ví dụ trước, ta đã dự tính sẽ có 10 lọ tinh pha được sản xuất từ lượng xuất tinh. Như vậy tổng lượng tinh pha sẽ là 1.000 ml (hoặc g). Sau đó rót MT vào lọ nhựa đựng tinh dịch cho đến khi mặt số của cân báo đến 850 g:
850 g MT + 150 g tinh dịch = 1000 g (Hình 2).
Rót lượng MT cần thiết dọc theo thành lọ đựng tinh dịch cho đến khi mặt số của cân báo đến 850, cẩn thận trộn nhẹ nhàng tinh dịch và môi trường bằng cách kéo lên kéo xuống miệng túi nilon.
Dùng kính hiển vi kiểm tra lại hoạt lực tinh trùng.
7- bao gói, bảo tồn
Phần lớn dung tích của lọ phân liều là 80 - 100 ml.
Chú ý: Đặt một vỏ lọ (lọ rỗng) lên cân rồi ấn nút "tare". Cho vào lọ 100 ml nước cất và đánh dấu mức nước. Dùng lọ này như một lọ mẫu. Cẩn thận rót tinh dịch đã pha vào những lọ rỗng khác cho bằng với mức nước của lọ mẫu. Nếu còn thừa một ít tinh dịch, bạn hãy rót đều vào các lọ.
Dán nhãn lên từng lọ có ghi số hiệu lợn đực, ngày lấy tinh và những thông tin khác cần thiết.
Dùng kính hiển vi kiểm tra lại hoạt lực tinh trùng một lần nữa. Đây xem như bước kiểm tra chất lượng lần cuối cho toàn bộ quá trình xử lý tinh dịch.
Đảm bảo nhiệt độ trong phòng quãng 21 ? 0,5 0C. Đặt các lọ tinh đã phân liều lên một chiếc khăn mặt, bọc chúng lại bằng một chiếc khăn mặt khác và để chúng ở trong phòng cho chúng tự giảm nhiệt độ trong vòng 1 giờ. Không cho ánh nắng chiếu vào tinh dịch (các hòm bảo tồn).
Chuyển những lọ tinh đã phân liều vào các hòm làm mát có nhiệt độ ổn định 17 - 18 0C. Đảo nhẹ các lọ tinh 2lần mỗi ngày để cho tinh trùng phân bố dều trong lọ. Kiểm tra và ghi chép hoạt lực tinh trùng 24 giờ một lần.
Để đạt được tỉ lệ đẻ cao nhất và số lợn con/ổ nhiều nhất, nên dẫn tinh cho lợn nái bằng tinh dịch mới (dưới 24 đến 48 giờ) . Tỉ lệ đẻ có thể giảm 1 hoặc 2% cho mỗi ngày tinh dịch được bảo tồn.
8- hỗn hợp tinh dịch 2 lợn đực giống
Nếu tinh dịch của 2 lợn đực giống được khai thác trong một ngày và nếu lai lịch của đời sau là không quan trọng, có thể trộn lẫn tinh dịch của 2 đực giống để dẫn tinh. Trường hợp này được gọi là "dẫn tinh khác tinh dịch " thích hơn là "dẫn tinh cùng tinh dịch". Các bước tiến hành:
1. Lấy tinh, cân và tính toán số liều dẫn tinh có thể SX của mỗi lượng xuất tinh.
2. Pha loãng riêng từng tinh dịch. Nhiệt độ tinh dịch trong mỗi túi nilon đựng tinh dịch chỉ có thể chênh nhau trong vòng 10C. Nếu cần điều chỉnh, hãy làm mát từ từ túi tinh dịch nóng hơn.
3. Cẩn thận hỗn hợp 2 loại tinh dịch đã pha loãng rồi phân liều.
9- tóm tắt
Phải đảm bảo sạch sẽ, áp dụng nguyên tắc vệ sinh.
Kiểm soát nhiệt độ nghiêm ngặt.
Khi cương trình TTNT của bạn phát triển, hãy xem xét việc mua sắm thiết bị giúp cho bạn tự động hoá một số khâu (phân liều và gắn kín miệng lọ) hoặc nâng cao mức độ kiểm soát chất lượng (chưng ấm cách thuỷ và đếm chính xác nồng độ tinh trùng)./.