Cách nhận biết bệnh vàng lùn trên lúa mùa và biện pháp phòng trị
Được đăng : 13-12-2016 12:29:37
Triệu chứng điển hình cảu cây lúa bị bệnh vàng lùn là cây tấhp, các cổ lá tụt lại, đẻ nhánh ít lá xoè ngang gần vuôn góc với thân. Lá biến màu vàng da cam từ mép và chop lá trở vào, một số gân lá để lại màu xanh nhạt giống như bị khảm.Chiều dài lá co ngắn lại trong khi chiều ngang bình thường giống như lá cây gừng. Lá non thường có màu xanh nhạt lốm đốm hoặc thành sọc dài ngắn khác nhau chay song song với gân lá. Cây bị bệnh bộ rễ kém phát triển và có thể bị thối đen.Cây bị bệnh nặng và bị sớm có thể lụi chết trước khỉ trỗ. Nếu bị nhẹ có thể sống đến trỗ bông nhưng muộn, bông lúa nhỏ, nhiều hạt lép và thường trỗ không thoát. Hạt lúa bị lửng và nhẹ, vỏ trấu có vệ nâu đậm hoặc biến màu. Cây nhiễm bệnh muộn có thể không biểu hiện triệu chứng..
Triệu chứng điển hình cảu cây lúa bị bệnh vàng lùn là cây tấhp, các cổ lá tụt lại, đẻ nhánh ít lá xoè ngang gần vuôn góc với thân. Lá biến màu vàng da cam từ mép và chop lá trở vào, một số gân lá để lại màu xanh nhạt giống như bị khảm.
Chiều dài lá co ngắn lại trong khi chiều ngang bình thường giống như lá cây gừng. Lá non thường có màu xanh nhạt lốm đốm hoặc thành sọc dài ngắn khác nhau chay song song với gân lá. Cây bị bệnh bộ rễ kém phát triển và có thể bị thối đen.
Cây bị bệnh nặng và bị sớm có thể lụi chết trước khỉ trỗ. Nếu bị nhẹ có thể sống đến trỗ bông nhưng muộn, bông lúa nhỏ, nhiều hạt lép và thường trỗ không thoát. Hạt lúa bị lửng và nhẹ, vỏ trấu có vệ nâu đậm hoặc biến màu. Cây nhiễm bệnh muộn có thể không biểu hiện triệu chứng trước khi thu hoạch nhưng cây lúa chét mọclên thường biểu hiện bệnh rõ rệt từ đầu.
Điểm đặc biệt của cây lúa bị bệnh vàng lụi ở miền bắc nước ta trong những năm 1960 lá nếu bị nhẹ và được chữa trị kịp thời tích cực thì có thể hồi phục và cho năng suất bình thường.
Điều kiện phát sinh phát triển
Cây lúa có thể bị nhiễm bệnh từ khi còn nhỏ, trên ruộng mạ, Bệnh phát triển mạnh từ khi lúa đẻ nhánh đến có dòng, khi lúa đã trổ biểu hiện không rõ ràng.
Trên ruộng đầu tiên có một số dảnh lúa bị bệnh, sau dó từ những dảnh này lan ra thành từng chòm và toàn ruộng. Sự phát triển và tác hại của bệnh coóliên quan chặt chẽ với giống lúa, số lượng rầy và đặc điểm ruộng.
Mức độ nhiểm bệnh lúa vàng lụi của các giống lúa rất khác nhau. Những năm trước ở miền BẮc nước ta các giống lúa địa phương cũ như giống lúa dự, gié, dâu, đặc biệt các giống lúa nếp bị nhiễm bệnh nặng.
Các điều kiện thích hợp với rầy xanh đuôi đen cũng thích hợp với bệnh vàng lụi phát sinh, phát triển,nhất là trong vụ lúa mùa thời tiết nóng và ẩm.
Những ruộng có mực nước sâu tù đọng, bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục làm cho bộ dễ kém phát triển cũng làm tăng mức độ tác hại của bệnh.
Biện pháp phòng trừ:
Gieo cấy các giốg lúa kháng bệnh. Những năm trước đây ở các tỉnh phía Bắc việc thay thế các giống lúa cũ bằng các giống lúa mới có ý nghĩa quyết định trong việc phòng trừ bệnh lúa vàng lụi. Từ đó tới nay bệnh chỉ phát sinh rải rác và gây hại không đáng kể chủ yếu cũng là do gieo trồng các giống lúa mới kháng bệnh.
Phát hiện trên ruộng có dảnh bệnh nên nhổ bỏ ngay và phun thuốc trừ rầy.
Về chữa bệnh, kinh nghiệm những năm trước đây ở các tỉnh phía Bắc cho thấy nếu ruộng bị bệnh nhẹ và ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, áp dụng các biện pháp thay nước ruộng, bón thêm vôi và phân lân kết hợp sục bùn, phun thuốc trừ rầy, sau đó khoảng 7-10 ngày bộ rễ lúa phát triển sẽ làm cho cây lúa hồi phục và cho năng suất bình thường.