Cách phòng ngừa và trị bệnh cho tôm thẻ chân trắng
Được đăng : 13-12-2016 13:53:19
Sau khi thu hoạch xả hết nước ao cũ. Nếu tháo kiệt được thì nạo vét hết lớp bùn nhão rồi cầy xới đáy ao lên trộn với vôi bột mỗi ha 500 - 1.000 kg phơi khô 10 - 15 ngày, lấy nước vào qua lưới lọc để gây mầu nước như trên.Ao không tháo cạn được thì dùng bơm, bơm sục đáy ao để tẩy rửa chất thải sau đó bón vôi diệt tạp. Vôi thường dùng là vôi nung CaO với liều lượng từ 1.200 - 1.500 kg/ha cho ao với mực nước 10 cm, với ao có mực nước sâu 0,5 - 1m lượng vôi nhiều hơn gấp đôi. Lượng vôi nhiều hay ít phụ thuộc vào chỉ số pH của nước ao. Bón vôi xong yêu cầu chỉ số pH của nước ao phải đạt 8 - 8,3 mới được thả tôm giống để nuôi.Hoặc dùng phương pháp cho vôi vào lồng tre buộc sau thuyền gỗ di chuyển trong ao. Ao có mức nước sâu 0,5 - 1m mỗi ha dùng 1.500 - 2.000 kg vôi nung có thể diệt hết côn trùng, địch hại cho tôm trong ao. Thời gian còn tác dụng là 7 - 8 ngày sau khi diệt tạp.Những ao đầm sau đây không được dùng vôi để sát trùng- Ao có đáy hoặc nước ao hàm lượng Ca++ quá cao; bón vôi làm cho Ca++ kết hợp với PO=4 lắng xuống gây nên hiện tượng thiếu lân trong ao; thực vật phù du và rong tảo không phát triển được, không gây được màu nước cho ao;- Ao có hàm lượng hữu cơ quá thấp, bón vôi làm cho quá trình phân giải hữu cơ tăng lên làm cho nước quá gầy không có lợi cho sinh vật sống trong ao; nếu dùng vôi để sát trùng sau đó bón phân hữu cơ hoặc phân lân ao mới dùng lại được;- Bón vôi quá liều lượng làm cho nhiệt độ nước lên cao, pH cao, NH3 cao, độc tính lớn dẫn đến bệnh tôm phát triển;- Dùng vôi sát trùng xong không được bón phân urê; phân urê làm tăng NH4-N trong nước, phá hoại tổ chức mang của tôm, cản trở sự vận chuyển màu làm tôm bị chết.Lưu ý :- Quá trình tháo nước ao cũ phải kết hợp sục bùn làm sạch ao; vét bớt bùn ô nhiễm ở đáy ao;- Quá trình tu bổ bờ ao phải bắt diệt hết ếch, rắn, các loại động vật làm hang sống ở bờ ao, lấp các hang hố quanh bờ ao;- Sau khi rắc vôi xong, dùng cào trộn đều khắp đáy ao để diệt hết cá tạp và sinh vật có hại; cày đảo đáy ao cho ôxy hoá lớp bùn đáy; phơi khô 10 - 15 ngày mới cho nước vào ao; khi cho nước cần trộn thêm một ít chế phẩm sinh học và chế phẩm ôxy hoá để khử chất độc và phân giải các hợp chất hữu cơ trong ao;- Nếu đáy ao quá chua, hàm lượng sắt quá cao hoặc khả năng thẩm lậu quá lớn không giữ được nước nên dùng lớp vải nilông nhân tạo lót đáy ao; tuỳ theo đối tượng nuôi có thể cho thêm một lớp..
Sau khi thu hoạch xả hết nước ao cũ. Nếu tháo kiệt được thì nạo vét hết lớp bùn nhão rồi cầy xới đáy ao lên trộn với vôi bột mỗi ha 500 - 1.000 kg phơi khô 10 - 15 ngày, lấy nước vào qua lưới lọc để gây mầu nước như trên.
Ao không tháo cạn được thì dùng bơm, bơm sục đáy ao để tẩy rửa chất thải sau đó bón vôi diệt tạp. Vôi thường dùng là vôi nung CaO với liều lượng từ 1.200 - 1.500 kg/ha cho ao với mực nước 10 cm, với ao có mực nước sâu 0,5 - 1m lượng vôi nhiều hơn gấp đôi. Lượng vôi nhiều hay ít phụ thuộc vào chỉ số pH của nước ao. Bón vôi xong yêu cầu chỉ số pH của nước ao phải đạt 8 - 8,3 mới được thả tôm giống để nuôi.
Hoặc dùng phương pháp cho vôi vào lồng tre buộc sau thuyền gỗ di chuyển trong ao. Ao có mức nước sâu 0,5 - 1m mỗi ha dùng 1.500 - 2.000 kg vôi nung có thể diệt hết côn trùng, địch hại cho tôm trong ao. Thời gian còn tác dụng là 7 - 8 ngày sau khi diệt tạp.
Những ao đầm sau đây không được dùng vôi để sát trùng
- Ao có đáy hoặc nước ao hàm lượng Ca++ quá cao; bón vôi làm cho Ca++ kết hợp với PO=4 lắng xuống gây nên hiện tượng thiếu lân trong ao; thực vật phù du và rong tảo không phát triển được, không gây được màu nước cho ao;
- Ao có hàm lượng hữu cơ quá thấp, bón vôi làm cho quá trình phân giải hữu cơ tăng lên làm cho nước quá gầy không có lợi cho sinh vật sống trong ao; nếu dùng vôi để sát trùng sau đó bón phân hữu cơ hoặc phân lân ao mới dùng lại được;
- Bón vôi quá liều lượng làm cho nhiệt độ nước lên cao, pH cao, NH3 cao, độc tính lớn dẫn đến bệnh tôm phát triển;
- Dùng vôi sát trùng xong không được bón phân urê; phân urê làm tăng NH4-N trong nước, phá hoại tổ chức mang của tôm, cản trở sự vận chuyển màu làm tôm bị chết.
Lưu ý :
- Quá trình tháo nước ao cũ phải kết hợp sục bùn làm sạch ao; vét bớt bùn ô nhiễm ở đáy ao;
- Quá trình tu bổ bờ ao phải bắt diệt hết ếch, rắn, các loại động vật làm hang sống ở bờ ao, lấp các hang hố quanh bờ ao;
- Sau khi rắc vôi xong, dùng cào trộn đều khắp đáy ao để diệt hết cá tạp và sinh vật có hại; cày đảo đáy ao cho ôxy hoá lớp bùn đáy; phơi khô 10 - 15 ngày mới cho nước vào ao; khi cho nước cần trộn thêm một ít chế phẩm sinh học và chế phẩm ôxy hoá để khử chất độc và phân giải các hợp chất hữu cơ trong ao;
- Nếu đáy ao quá chua, hàm lượng sắt quá cao hoặc khả năng thẩm lậu quá lớn không giữ được nước nên dùng lớp vải nilông nhân tạo lót đáy ao; tuỳ theo đối tượng nuôi có thể cho thêm một lớp cát dày 2 - 3 cm trên lớp vải lót để tôm vùi mình theo tập tính sống của tôm.
5.2 Diệt tạp
Nước lấy vào ao qua lưới lọc để 2 - 3 ngày cho các loại trứng theo nước vào ao nở hết rồi tiến hành diệt bằng saponine với nồng độ 15 - 20 ppm (15-20 g/m3 nước ao).
Saponine là bột hạt chè ta uống hàng ngày. Nơi có điều kiện dùng hạt chè nghiền thành bột ngâm vào nước ngọt 26 giờ, nếu cần gấp thì ngâm vào nước nóng cũng được. Ngâm xong đem lọc lấy dung dịch lọc được phun xuống ao. Ao có mức nước sâu 1m, mỗi ha dùng 150 - 180 kg hạt chè xử lý như trên sau 40 phút có thể diệt được hầu hết cá dữ. Nhưng dùng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm, thậm chí làm tôm sinh bệnh.
Dùng saponine diệt tạp xong phải thay nước mới được thả tôm giống.
Hạt chè được chế biến thành thương phẩm có tên là sapotech để cung cấp cho các nơi không tự túc được hạt chè, sapotech được đóng trong bao nilong bọc giấy, khi dùng đem ra pha nước tạt xuống ao, lượng dùng là 4,5 - 5 g/m2, cho ao có mức nước sâu khoảng 10 cm. Sau 15 - 20 giờ thay nước hoặc cho thêm nước vào ao mới được thả tôm giống.
5.3 Khử trùng nguồn nước
Trong nước ao thường có nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm, tảo và nguyên sinh động vật sinh ra các loại bệnh cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh đỏ mang, bệnh hoại tử phụ bộ, v.v... Vì vậy, trước khi thả tôm giống cần phải khử trùng nguồn nước. Hoá chất dùng để khử trùng nguồn nước phổ biến là chlorine. Chlorine có hàm lượng Cl 30 - 38%, để lâu sẽ bốc hơi mất tác dụng nên thường phải xác định lại nồng độ cho chính xác trước khi dùng.
Nồng độ 2 ppm có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Ao có mức nước sâu 1m, mỗi ha dùng 195 kg hoà loãng với nước ao phun đều khắp ao. Nếu phun vào những ngày trời dâm mát, tác dụng diệt khuẩn có thể kéo dài 4 đến 5 ngày. Trước khi thả tôm giống phải mở máy quạt nước cho bay hết khí chlo còn lại trong nước. Chú ý, không dùng chlorine ngay sau khi sử dụng vôi sống vì gặp nước chlorine sản sinh ra HCl, vôi sống sinh ra OH hai thứ trung hoà lẫn nhau làm mất tác dụng diệt khuẩn của từng loại.
Bón phân gây màu nước
Màu nước
Màu nước là màu của nước được thể hiện dưới ánh sáng mặt trời. Các yếu tố hợp thành màu của nước là các ion kim loại, mùn bã hữu cơ tan trong nước, bùn đáy, chất huyền phù, chất keo, đặc biệt là các loại sinh vật sống trong nước nhất là các tảo đơn bào.
Màu nước đậm hay nhạt là thể hiện các chất hữu cơ nói trên và mật độ các loại tảo có trong nước nhiều hay ít.
Lượng tảo đơn bào có trong nước nhiều hay ít, thành phần giống loài gì phụ thuộc vào nồng độ và tỉ lệ các loại phân bón. Ví dụ tỉ lệ N/P = 3/1 - 7/1 thì đa số các loài tảo có trong ao là tảo lục làm cho nước có màu xanh lục.
Tỷ lệ N/P = 10/1 thì đa số các loại tảo trong nước là tảo khuê, làm cho nước có màu vàng lá chuối non.
Màu nước có ý nghĩa rất lớn đối với ao nuôi tôm để :
- Làm tăng lượng ôxy hoà tan trong nước;
- ổn định chất nước và làm giảm các chất độc trong nước;
- Làm thức ăn bổ sung cho tôm;
- Giảm độ trong của nước giúp cho tôm nuôi dễ tránh địch hại;
- Nâng nhiệt và ổn định nhiệt trong ao;
- Hạn chế tảo sợi và tảo đáy phát triển;
- Hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển; đảm bảo cân bằng sinh thái vùng nước.
Phòng trừ dịch bệnh:
Mặc dù đã làm tốt các công tác thả giống, nuôi dưỡng, kiểm tra ao nuôi hằng ngày, nhưng nhất thiết phải chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh, nhất là khoảng thời gian 30 - 60 ngày sau khi thả giống - là giai đoạn tôm nuôi rất dễ mắc bệnh
Trong quá trình nuôi, phải triệt để áp dụng các biện pháp dự phòng, như trộn thuốc vào thức ăn, sử dụng thuốc tiêu độc, tiến hành điều tiết môi trường sinh thái cho phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của tôm.
Ðịnh kỳ tiến hành cho tôm ăn thức ăn đã tẩm thuốc hoặc chỉ tiến hành khi thấy những phát sinh bất lợi ở tôm, hay chất nước trong ao không tốt Ngoài tác dụng giúp ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh, loại thức ăn đã tẩm thuốc này còn có thể tăng cường thể chất ở tôm. Nhưng không vì thế mà lạm dụng thuốc, đồng thời tránh dùng thường xuyên một loại thuốc.
Tỏi giã cũng là một dược liệu không thể thiếu trong nghề nuôi tôm vì nó có khả năng diệt khuẩn, trị bệnh đường ruột, kích thích tôm ăn.
Một khi dịch bệnh phát sinh, phải tăng cường thay nước để tiêu độc, sau đó, dùng vôi tôi để làm giảm lượng nitơ-amôniăc, dùng nấm tươi tạo nên môi trường sinh thái thích hợp, dưới đây là một số biện pháp cụ thể khi gặp phải tình trạng bất thường ở tôm:
1. Hiện tượng tôm nổi - Các nguyên nhân và biện pháp xử lý
a. Do thiếu Ô xy: Thường phát sinh vào ban đêm hoặc sáng sớm, cách giải quyết rất đơn giản: bật máy sục khí.
Trường hợp tôm nổi quá nhiều, phải kết hợp sử dụng thuốc tạo khí. Nếu tôm nổi vì thiếu ôxy thì ngay khi áp dụng mấy cách thức trên, tôm sẽ không nổi nữa.
b. Do thiếu thức ăn: Trong trường hợp này, tôm sẽ quây tụ thành đàn, có thể quan sát ruột tôm và tiến hành cho ăn kịp thời.
c. Do trúng độc: Tôm cũng di chuyển thành đàn trên mặt ao và tầng nước giữa. Chất ô nhiễm dưới đáy ao quá nhiều tạo nên khí nitơ-amôniăc và sun-phua-hiđrô, lúc này, ngoài việc mở máy sục khí để tăng lượng dưỡng khí hoà tan, còn phải tích cực thay nước, sử dụng vôi tôi và nấm tươi.
Ðiều đáng chú ý là phải ngừng cho tôm ăn, vì khi trúng độc, tôm thường có xu hướng bỏ ăn, nếu cứ tiếp tục cung cấp thức ăn sẽ tạo nên sự ô nhiễm mới. Chỉ khi tôm đã hồi phục hoàn toàn mới tiến hành cho ăn.
2. Bệnh nhiễm khuẩn ở tôm giống: Biểu hiện thường thấy là đứt râu, rụng chân, thối mắt, đen mang, rữa mang, gan sưng đỏ, tuy mức độ nguy hại không cao nhưng nếu xử lý không tốt có thể dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt, đối với bệnh nhiễm khuẩn ở tôm giống có thể thực hiện các biện pháp tiêu độc, thay nước, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn Kết quả rất khả quan.
3. Bệnh nhiễm cầu trùng: Thường phát sinh khi nhiệt độ môi trường tăng, nước mặn hơn khiến tôm bị rụng đầu, gan sưng tấy - có lúc màu đỏ, có lúc chuyển màu trắng, vỏ tôm mềm. Vì tính chất lây lan nhanh nên hay chuyển thành dịch bệnh.
Biện pháp xử lý: Tích cực thay nước trong nhiều ngày, mỗi ngày thay làm nhiều lần (chú ý: lượng nước thay của mỗi lần phải ít, tránh kích thích tôm lột vỏ là lúc tôm rất dễ nhiễm bệnh); Cách li những ao phát sinh bệnh; Cho tôm ăn thức ăn đã trộn axit flo-hiđric.
Tôm nhiễm bệnh cầu trùng rất dễ mắc thêm các bệnh khác, vì thế, phải phòng sự phát sinh của các "bệnh cơ hội".
4. Bệnh đỏ thân: Tôm mắc bệnh có thân đỏ như màu hoa hồng. Bệnh phát sinh khi nhiệt độ giảm thấp (trái với tác nhân gây bệnh nhiễm cầu trùng), diễn biến của bệnh thường chậm, hiếm khi tôm chết hàng loạt, biện pháp phòng ngừa là sử dụng tỏi giã. Khi tôm mắc bệnh, ta trộn phu-ran vào thức ăn.