Cách phòng trừ rệp sáp giả hại mãng cầu xiêm. 

Được đăng : 13-12-2016 13:59:29
Câu hỏi: Mãng cầu xiêm ở vùng chúng tôi thường bị rệp sáp giả gây hại rất nặng. Xin cho biết cách phòng trị loại rệp này? Huỳnh Văn Thận ( Bình Chánh-TpHCM). Võ Văn Mẫn (Tân Phú, Đồng Nai) Trả lời: Theo đánh giá của các nhà chuyên môn cũng như những nhà vườn đã có nhiều kinh nghiệm canh tác cây mãng cầu xiêm ởnhững vùng chuyên canh loại cây này thì trên cây mãng cầu xiêm rệp sáp giả còn gọi là rệp bông, rầy bông hay rệp sáp phấn... là nhóm gây thiệt hại nhiều nhất (còn trên cả sâu đục trái và sâu đục cành vốn vẫn được coi là 2 đối tượng quan trọng). Chúng gồm hai lòai: Planococcus lilacinus và Pseudococcus sp., nhưng chủ yếu là lòai Planococcus lilacinus. Chúng thường tập trung và chích hút trên đọt non, lá non, bông và trái. Ở những vườn bị hại nặng có thể thấy rệp bu dầy đặc kín cả đọt, trái...(ảnh III-31a, III-31b) làm cho đọt, lá non bị..

Câu hỏi: Mãng cầu xiêm ở vùng chúng tôi thường bị rệp sáp giả gây hại rất nặng. Xin cho biết cách phòng trị loại rệp này?

Huỳnh Văn Thận ( Bình Chánh-TpHCM).
Võ Văn Mẫn (Tân Phú, Đồng Nai)


Trả lời: Theo đánh giá của các nhà chuyên môn cũng như những nhà vườn đã có nhiều kinh nghiệm canh tác cây mãng cầu xiêm ởnhững vùng chuyên canh loại cây này thì trên cây mãng cầu xiêm rệp sáp giả còn gọi là rệp bông, rầy bông hay rệp sáp phấn... là nhóm gây thiệt hại nhiều nhất (còn trên cả sâu đục trái và sâu đục cành vốn vẫn được coi là 2 đối tượng quan trọng). Chúng gồm hai lòai: Planococcus lilacinus và Pseudococcus sp., nhưng chủ yếu là lòai Planococcus lilacinus. Chúng thường tập trung và chích hút trên đọt non, lá non, bông và trái. Ở những vườn bị hại nặng có thể thấy rệp bu dầy đặc kín cả đọt, trái...(ảnh III-31a, III-31b) làm cho đọt, lá non bị thui chột, trái không thể phát triển được. Loài rệp này ít di chuyển, chúng sống cộng sinh với kiến đen (một loại kiến thường gặp khá nhiều trên cây mãng cầu xiêm). Kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi những bộ phận rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.
Ngoài cây mãng cầu xiêm, rệp sáp giả còn gây hại trên rất nhiều loại cây ăn trái và cây trồng khác như táo, ổi, sapôchê, mận, cà phê..., vì thế việc phòng trị chúng không phải lúc nào cũng thu được kết quả mong muốn, do nguồn “dự trữ” của chúng luôn có sẵn trong vườn cây, và thức ăn rất phong phú.
Để phòng trừ rệp, các bạn nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Không nên trồng với mật độ quá dầy để vườn luôn được thông thoáng.
- Vệ sinh vườn tược thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá... để vườn luôn thông thoáng. Chăm sóc chu đáo để cây mãng cầu sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.
- Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Nếu trên thân cây có nhiều kiến đen thì mỗi lần xịt thuốc trừ rệp nên xịt cả thân cành để trừ kiến, nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regant hột rải xung quanh gốc để diệt kiến, hạn chế không cho kiến tha rệp từ cây này sang cây khác.
-Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái. Có thể sử dụng một torng các loại thuốc như: Applaud 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP... phun trực tiếp vào chỗ có rệp đu bám. Nếu trong vườn mãng cầu xiêm có trồng xen với một số lọai cây ăn trái thường hay bị rệp gây hại như đã nêu ở phần trên, trước khi xịt thuốc các bạn nhớ kiểm tra kỹ những cây này, nếu thấy có rệp cũng phải xịt thuốc tiêu diệt để rệp không lây lamnmmn sang cây mãng cầu xiêm. Ở giai đoạn trái già sắp chín nếu có xịt thuốc phải chú ý bảo đảm thời gian cách ly của thuốc để giữ an tòan cho người ăn, Về liều lượng và cách xử dụng thuốc có thể đọc kỹ hướng dẫn có in trên vỏ bao bì .