Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây cà chua
Được đăng : 13-12-2016 12:35:21
1. Sâu hại:+ Sâu xám: Thường hại cây con mới trồng vào ban đêm chui lên cắn cây, ban ngày chiu xuống đất. Tại chỗ gốc cây bị hại, dùng que đào bắt sâu, hoặc dùng Basudin 5G (10G).Phòng trừ: Cần cầy bữa kỹ, phơi ải, luôn canh với cây trồng nước để ngăn chặn sâu xám phát triển+ Sâu đục quả: (Helicoverpa armigera): Sâu đẻ trứng trên lá, khi nở sâu non phá hoại lá, sau đó đục vào quả. Đến thời kỳ trưởng thành chúng hoá nhộng trong đất gần gốc cây. Để phòng trừ sâu đục quả cần phải phun thuốc sớm ở giai đoạn sâu non, khi sâu độ tuổi trưởng thành thuốc kém hiệu quả do sâu đục vào quả.Các loại thuốc có thể dùng là: Delfin 32BIU, BT, Sherpa..
1. Sâu hại:
+ Sâu xám: Thường hại cây con mới trồng vào ban đêm chui lên cắn cây, ban ngày chiu xuống đất. Tại chỗ gốc cây bị hại, dùng que đào bắt sâu, hoặc dùng Basudin 5G (10G).
Phòng trừ: Cần cầy bữa kỹ, phơi ải, luôn canh với cây trồng nước để ngăn chặn sâu xám phát triển
+ Sâu đục quả: (Helicoverpa armigera): Sâu đẻ trứng trên lá, khi nở sâu non phá hoại lá, sau đó đục vào quả. Đến thời kỳ trưởng thành chúng hoá nhộng trong đất gần gốc cây. Để phòng trừ sâu đục quả cần phải phun thuốc sớm ở giai đoạn sâu non, khi sâu độ tuổi trưởng thành thuốc kém hiệu quả do sâu đục vào quả.
Các loại thuốc có thể dùng là: Delfin 32BIU, BT, Sherpa 25EC.
+ Một số loại sâu bệnh khác như: rệp, bọ phấn, bọ trĩ… dùng thuốc Pentin 15EC để phòng trừ
2. Bệnh hại
+ Bệnh đốm lá: Bệnh pháp hiện phổ biến trong vụ cà chua sớm, cà chua xuân hè,
Điều kiện bệnh phát triển: ẩm độ, nhiệt độ cao.
Bệnh ít nguy hiểm nhưng nếu nặng có thể phun Boocđô, ZinebWP…
+ Bệnh xoăn lá: Bệnh thường hại nặng trong vụ cà chua sớm, vụ xuân hè.
Đặc điểm của cây bị bệnh: Cây lùn, lá biến dạng xoăn, khảm xanh vàng do vi rút gây ra.
Bệnh lan truyền do rệp, bọ phấn…
Cần nhổ bỏ cây bệnh và phụ thuốc trừ môi giới truyền bệnh
+ Bệnh sương mai (mốc sương) thường hại trong chính vụ
Điều kiện để bệnh phát triển là trời âm u, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp
Bệnh có thể hại trên lá, quả, thân
Phòng bệnh: Tạo ruộng thông thoáng, tỉa cành, nhánh, lá gốc. Phun Boocđô 1% để phòng bệnh. Có thể dùng một số thuôc shoá học khác như Zineb 80 WP, Alieette 80 WP… Khi phun cần xem liều lượng và thời gian cách ly trên bao bì của từng loại thuốc.
+ Bệnh héo lá xoăn vi khuẩn:
Hiện tượng: cây bị hại đột nhiên hái rũ, lá ẫn còn màu xanh
Cách xác định bệnh: dùng dao cắt ngang thân cho vào cốc nước trong. Sau một lát, tại vết cắt có thấy dịch vi khuẩn màu trắng chảy ra.
Điều kiện bệnh phát triển: ẩm độ cao, ấm đặc biệt vào vụ cà chua sơm.
Phòng bệnh: Cần luân canh cà chua với lúa nước. Có thể dùng kỹ thuật ghép cà chua trên gốc cà tím để tăng khả năng chịu úng và giảm bệnh héo xanh vi khuẩn trong vụ sớm. Khi bệnh phát triển cần hạn chế tưới nước, đặc biệt là tưới rãnh. Nhổ cây bệnh và dùng vôi bột rắc gốc cây bệnh. Thuốc hoá học để phòng bệnh này thường kém hiệu quả.