Cách sử dụng: MgSO4, ZnSO4 trên cây thế nào cho hiệu quả 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:16
1. Cách sử dụng MgSO4- Dùng để bón cho những cây trồng có nhu cầu magiê cao như thuốc lá, dứa, cây ăn trái...- Bón cho những loại đất nghèo magiê như đất xám, đất bạc màu, đất cát... Có thể dùng để bón lót, bón thúc, hồ qua rễ hoặc trộn với hạt giống khi gieo.- Hòa ra nước với nồng độ 0,25%-1% để phun qua lá cho cây thiếu hoặc cho những cây có nhu cầu magie cao.2. Cách sử dụng ZnSO4Phân kẽm có thể dùng để bón vào đất, phun qua lá, tẩm hạt giống, hồ rễ và phối vào phân đa lượng.a/ Bón vào đất- Bón phân kẽm vào đất là phương pháp chủ yếu để khắc phục tình trạng thiếu hụt kẽm (Trừ áp dụng với cây chanh trên đất kiềm). Phân kẽm có thể bón rải trên bề mặt sau lần làm đất cuối hoặc bón lót..

1. Cách sử dụng MgSO4
- Dùng để bón cho những cây trồng có nhu cầu magiê cao như thuốc lá, dứa, cây ăn trái...
- Bón cho những loại đất nghèo magiê như đất xám, đất bạc màu, đất cát... Có thể dùng để bón lót, bón thúc, hồ qua rễ hoặc trộn với hạt giống khi gieo.
- Hòa ra nước với nồng độ 0,25%-1% để phun qua lá cho cây thiếu hoặc cho những cây có nhu cầu magie cao.
2. Cách sử dụng ZnSO4
Phân kẽm có thể dùng để bón vào đất, phun qua lá, tẩm hạt giống, hồ rễ và phối vào phân đa lượng.
a/ Bón vào đất
- Bón phân kẽm vào đất là phương pháp chủ yếu để khắc phục tình trạng thiếu hụt kẽm (Trừ áp dụng với cây chanh trên đất kiềm). Phân kẽm có thể bón rải trên bề mặt sau lần làm đất cuối hoặc bón lót bên cạnh hay dưới hạt giống hoặc rải trên mặt đất hay bón theo hang, theo hốc. Trường hợp bón rải trên mặt mà không trộn với đất thì hiệu quả sẽ thấp vì kẽm di động rất ít.
- Hòa tan kẽm sunphát trong nước để tưới cho cây hoặc dùng trong quá trình sản xuất pân bón chuyên dùng hay phân hỗn hợp NPK.
- Lượng phân kẽm để bón cho đất trong khoảng 5-20kg Zn/ha tùy theo cây trồng và mức độ kẽm trong đất cũng như kết cấu đất.
b/ Phun qua lá
- Kẽm thường được phun riêng biệt để khắc phục tình trạng thiều kẽm của cây ăn trái. Thời kì phun có hiệu quả nhất là trước khi cây đâm chồi nảy lộc (mùa xuân).
- Khi cây còn non phun kẽm qua lá hiệu lực thường thấp hơn so với bón vào đất.
- Phun từ 2-4 lần và cách nhau mỗi tuần cho cây trồng thiều kẽm thì có thể khắc phục tuy nhiên sẽ không còn tồn dư trong đất và bón thường xuyên mỗi vụ.
- Dùng dung dịch kẽm sunphát trung tính được tạo thành bằng cách pha nồng độ 0,5% kẽm sunphát với 0,25% vôi trong nước. Lượng dung dịch phun khoảng 400lit/ha.
c/ Tẩm vào hạt giống
Tẩm hạt giống vào dung dịch có kẽm hoặc bột chứa kẽm trước khi gieo nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu kẽm của cây trồng.
d/ Hồ rễ cây
Sự thiều hụt kẽm có thể được khắc phục bằng cách nhúng rễ cây vào dung dịch kẽm. Hồ rễ là biện pháp có hiệu quả kinh tế, nhưng cũng giống như phun qua lá, biện pháp này phải thực hiện hàng vụ vì không có kẽm tồn lưu trong đất. Biện pháp hồ rễ có thể thực hiện với nhiều loại cây trước khi đem trồng.
Liều lượng ZnSO4 bón cho cây trồng:
- Bón rải đều: 5-20kg/ha
- Bón theo hàng: 3-5kg/ha
- Phun qua lá: 15-250gam
- Như vây ta có thể thầy cách dùng MgSO4 và ZnSO4 là tùy thuộc vào điều kiện đất, sinh lí của từng loại cây trồng, giai đoạn phát triển của cây trông. Phương pháp phun qua lá, tẩm hạt, hồ rễ có hiệu quả hấp thu cao nhất, tiết kiệm được phân nhưng năm nào cũng phải bón. Phương pháp bón trực tiếp vào đất tiết kiệm được công và vụ sau bón ít đi.