Cách tri bệnh bệnh vàng lá trên cây lúa
Được đăng : 13-12-2016 12:29:37
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) bệnh thường xuất hiện lúc lúa ở khoảng 20 ngày tuổi. Biểu hiện của lúa bệnh là cây lúa lùn, những lá vượt bị nâu và cụp xuống nhanh. Có thể đây là triệu chứng bệnh do rầy nâu gây ra (có từ vụ trước): vàng lùn, lùn xoắn lá. Bệnh này do con vi rút được truyền từ rầy nâu gây ra. Như vậy, vụ hè - thu này sẽ rất khó khăn. Và nếu chúng ta không phòng chống tốt thì vụ tới chắc chắn khả năng sẽ lây nhiễm nặng hơn. Vấn đề chính hiện giờ là ngăn chặn rầy nâu. Nếu không cắt vụ đối với diện tích lúa nhiễm bệnh sẽ rất nguy và vấn đề xuống giống vụ tới là rất quan trọng (xuống giống đồng loạt để rầy không có..
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) bệnh thường xuất hiện lúc lúa ở khoảng 20 ngày tuổi. Biểu hiện của lúa bệnh là cây lúa lùn, những lá vượt bị nâu và cụp xuống nhanh. Có thể đây là triệu chứng bệnh do rầy nâu gây ra (có từ vụ trước): vàng lùn, lùn xoắn lá. Bệnh này do con vi rút được truyền từ rầy nâu gây ra. Như vậy, vụ hè - thu này sẽ rất khó khăn. Và nếu chúng ta không phòng chống tốt thì vụ tới chắc chắn khả năng sẽ lây nhiễm nặng hơn. Vấn đề chính hiện giờ là ngăn chặn rầy nâu. Nếu không cắt vụ đối với diện tích lúa nhiễm bệnh sẽ rất nguy và vấn đề xuống giống vụ tới là rất quan trọng (xuống giống đồng loạt để rầy không có điều kiện di chuyển từ nơi này sang nơi khác)”
Hiện nay, rầy nâu có hiện tượng kháng thuốc, nếu phun không kỹ thì sẽ không diệt được; phun quá lượng thiên địch sẽ bị diệt, giảm sức đề kháng của lúa. Như vậy, rầy nâu sẽ có điều kiện phát triển hơn,muốn quản lý được sâu rầy, nông dân phải phun đúng thuốc, đúng phương pháp và kỹ thuật; thực hiện mô hình sản xuất “3 giảm 3 tăng”.Đối với trà lúa trên 30% nhiễm thì phải tiêu hủy; dưới 30% thì giữ lại nhưng phải tập trung phun thuốc diệt rầy. Những diện tích hủy, không nên sạ lại mà chuẩn bị đất cho vụ đông - xuân. Bởi nếu sạ lại nông dân gặp hai nguy cơ: Mầm bệnh còn lưu tồn, không đảm bảo thu hoạch trước khi lũ về. Những cánh đồng chưa bị nhiễm bệnh, nông dân cần tích cực thăm đồng; khi xuất hiện bệnh phải phun thuốc diệt ngay và phải thực hiện phòng trị đúng kỹ thuật: Loại thuốc, cách phun, thời điểm phun… Những nơi có điều kiện trồng màu, chuyển sang trồng màu. Phát hiện kịp thời những ổ rầy cũ, giống nhiễm, chân đất trũng thấp, trời có nắng mưa xen kẽ.Nên dùng giống kháng rầy và thay đổi giống
Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, gieo cấy gọn, tập trung, đúng thời vụ, đúng mật đôn, ít dảnh, bón phân cân đối, chăm sóc cho cây khỏe, bảo vệ thiên địch(bọ rùa, bọ xít mù), thả vị vào ruộng lúa
Biện pháp hóa học: - dầu hỏa+ Ddieezeen: 0,5 – 0,7 lít/sào, trộn với đất rồi tung ddeuf lên trên ruộng lúa, giữ nước ở mức 2 – 3 cm cho dầu loang đều, dùng gậy khua cho rầy rơi xuống
- Bassa :20cc thuốc/10 lít, Bơm 3 bình /sào, rẽ lối nhỏ để phun trực tiếp vào rầy nằm ở gốc