Cách xử lý ao mới đào để nuôi cá rô và kỹ thuật nuôi
Được đăng : 13-12-2016 13:53:56
Cá rô đồng (Anabas testudineus) phân bố tự nhiên trong thuỷ vực nước tĩnh, ao, hồ, đầm, ruộng ở cả hai miền Nam, Bắc, miền núi và đồng bằng. Cá ăn tạp, dễ nuôi có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: cám, tấm và cả chất thải của chăn nuôi. Thịt cá rô đồng được công nhận là có chất lượng cao, thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị cao tiêu thụ khá mạnh ở nông thôn và thành phố. Cá sống rất khoẻ chịu đựng được điều kiện thiếu nước trong một thời gian khá lâu do chúng có cơ quan hô hấp phụ trên mang thở khí trời; cá có thể ra khỏi nước 6 ngày mà không chết (nếu nang phụ không bị khô) dựa vào đặc điểm này để vận chuyển cá tươi sống đi tiêu thụ ở các nơi; cá thích nghi với khí hậu nhiệt đới, lúc khô hạn sống chui rúc trong bùn một thời gian khá dài và có thể ra khỏi nước “đi” một quảng tương đối xa để tìm nơi sinh sống, có thể lên đất khô tìm mồi ăn. Ở thị trấn Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh có 13 hộ nuôi thâm canh cá rô đồng trên diện tích ao 1000 – 1500m2 cho kết quả tốt và đạt năng suất cao từ 20-23 tấn/ha/vụ (4 tháng), sau khi trừ chi phí thu lợi nhuận 20 – 35 triệu đồng. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn kỹ thuật nuôi cá rô đồng trong ao đất the tài liệu của trung tâm khuyến nông tỉnh Bình Thuận. Phần i: Đặc điểm sinh học của cá rô đồng 1. Sinh trưởng: Cá rô đồng lớn nhất có thể đạt 400g, cá thường gặp chỉ 50– 100gam. Trong tự nhiên tuổi thọ của cá có thể đạt 5-6 năm. Cá lớn chậm, năm đầu tiên chiều dài của cá 9-10cm, năm thứ 2 chiều dài 12-13cm, năm thứ 3 chiều dài 16-17cm trong quần thể cá ở đồng ruộng cá 2-3 tuổi thường chiếm ưu thế (60-70%). 2. Dinh dưỡng: Cá rô đồng là loại cá ăn tạp, thiên về động vật. Thành phần của cá rất đa dạng. - Động vật gồm: giun, tôm, tép, trứng cá, cá con, trứng ếch nhái, cào cào… - Thực vật gồm: lá rong, bèo, hạt cỏ, lúa, cùng với mùn bã hữu cơ. - Cá rất tích cực tìm mồi và phàm ăn. Cá rất béo sau mùa sinh sản. 3. Sinh sản: Cá 1 năm tuổi đã thành thục, cá đực thân thấp và dài hơn cá cái. Sức sinh sản của cá khá lớn: cỡ 15 – 17 cm có số lượng trứng từ 90.000 – 130.000 trứng. Trứng hình bầu dục nổi, mùa cá đẻ từ tháng 4 – tháng 6, thường đẻ rộ vào mùa mưa rào. Do có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể “lóc” và “bò” trên cạn một thời gian khi vượt lên tìm nguồn nước chảy. 4. Giá trị kinh tế: Cá có thịt thơm ngon. Quần thể có số lượng lớn trong các ao hồ đồng ruộng nhất là vùng đồng bằng. Cá có thể khai thác quanh năm bằng dụng cụ chủ yếu là kéo lưới, câu, “rạy cá” hoặc tát cạn ao bắt. Phần ii: Kỹ thuật nuôi rô đồng trong ao 1) Thiết kế ao nuôi: Ao có sẵn hay ao mới đào đều có thể cải tạo để nuôi cá. Diện tích ao tuỳ thuộc vào điều kiện của từng gia đình, có thể từ vài trăm mét vuông đến vài mẫu, nhưng tốt nhất diện tích nên lớn hơn 500m2, độ sâu từ 1,5-2m. 1.1 Vị trí: - Gần nguồn nước sạch để dễ dàng trao đổi nước khi cần. - Không quá rợp để ao tiếp nhận nhiều ánh nắng mặt trời giúp cho các sinh vật là thức ăn cho cá phát triển tốt. 1.2 Bờ ao: Bờ ao phải chắc chắn, không đi nước, không để hang hốc, lỗ mội phá bờ. Ao mới đào phải nện kỹ tránh sạt lở bờ. Bờ phải cao hơn mực nước cao nhất trong ao 0,3-0,5m bao lưới xung quanh ao, chiều cao lưới 0.5m để tránh nước tràn bờ, cá thoát ra ngoài. Bờ ao không nên trồng nhiều cây có tàn che phủ lớn vì các nguyên nhân sau: - Lá cây rụng xuống ao nhiều sẽ làm hư nước, thối đáy ao. Một số lá cây có chứa tinh dầu như bạch đàn, cam, chanh… khi rớt xuống đáy ao nhiều có hiện tượng nước trong vắt và các động vật đáy không phát triển (giun, ốc, ấu trùng khác…). - Tàn cây che rợp mặt ao ngăn cản ánh sáng và ánh nắng mặt trời chiều uống ao làm cho nhiệt độ nước ao thấp, thức ăn tự nhiên của cá không phát triển trong ao được. - Cây mọc rậm rạp tạo nơi ẩn nấp cho rắn, chuột là các loài sát hại cá trong ao. Để thực hiện “lấy bờ nuôi ao” có thể trồng nhiều rau màu trên bờ như rau muống, rau lang, cà, bí… nhưng phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc sâu, bệnh cho rau màu. Nên dùng các loại ít độc cho..
Cá rô đồng (Anabas testudineus) phân bố tự nhiên trong thuỷ vực nước tĩnh, ao, hồ, đầm, ruộng ở cả hai miền Nam, Bắc, miền núi và đồng bằng. Cá ăn tạp, dễ nuôi có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: cám, tấm và cả chất thải của chăn nuôi.
Thịt cá rô đồng được công nhận là có chất lượng cao, thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị cao tiêu thụ khá mạnh ở nông thôn và thành phố. Cá sống rất khoẻ chịu đựng được điều kiện thiếu nước trong một thời gian khá lâu do chúng có cơ quan hô hấp phụ trên mang thở khí trời; cá có thể ra khỏi nước 6 ngày mà không chết (nếu nang phụ không bị khô) dựa vào đặc điểm này để vận chuyển cá tươi sống đi tiêu thụ ở các nơi; cá thích nghi với khí hậu nhiệt đới, lúc khô hạn sống chui rúc trong bùn một thời gian khá dài và có thể ra khỏi nước “đi” một quảng tương đối xa để tìm nơi sinh sống, có thể lên đất khô tìm mồi ăn.
Ở thị trấn Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh có 13 hộ nuôi thâm canh cá rô đồng trên diện tích ao 1000 – 1500m2 cho kết quả tốt và đạt năng suất cao từ 20-23 tấn/ha/vụ (4 tháng), sau khi trừ chi phí thu lợi nhuận 20 – 35 triệu đồng.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn kỹ thuật nuôi cá rô đồng trong ao đất the tài liệu của trung tâm khuyến nông tỉnh Bình Thuận.
Phần i: Đặc điểm sinh học của cá rô đồng
1. Sinh trưởng:
Cá rô đồng lớn nhất có thể đạt 400g, cá thường gặp chỉ 50– 100gam. Trong tự nhiên tuổi thọ của cá có thể đạt 5-6 năm. Cá lớn chậm, năm đầu tiên chiều dài của cá 9-10cm, năm thứ 2 chiều dài 12-13cm, năm thứ 3 chiều dài 16-17cm trong quần thể cá ở đồng ruộng cá 2-3 tuổi thường chiếm ưu thế (60-70%).
2. Dinh dưỡng:
Cá rô đồng là loại cá ăn tạp, thiên về động vật. Thành phần của cá rất đa dạng.
- Động vật gồm: giun, tôm, tép, trứng cá, cá con, trứng ếch nhái, cào cào…
- Thực vật gồm: lá rong, bèo, hạt cỏ, lúa, cùng với mùn bã hữu cơ.
- Cá rất tích cực tìm mồi và phàm ăn. Cá rất béo sau mùa sinh sản.
3. Sinh sản:
Cá 1 năm tuổi đã thành thục, cá đực thân thấp và dài hơn cá cái. Sức sinh sản của cá khá lớn: cỡ 15 – 17 cm có số lượng trứng từ 90.000 – 130.000 trứng. Trứng hình bầu dục nổi, mùa cá đẻ từ tháng 4 – tháng 6, thường đẻ rộ vào mùa mưa rào.
Do có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể “lóc” và “bò” trên cạn một thời gian khi vượt lên tìm nguồn nước chảy.
4. Giá trị kinh tế:
Cá có thịt thơm ngon. Quần thể có số lượng lớn trong các ao hồ đồng ruộng nhất là vùng đồng bằng. Cá có thể khai thác quanh năm bằng dụng cụ chủ yếu là kéo lưới, câu, “rạy cá” hoặc tát cạn ao bắt.
Phần ii: Kỹ thuật nuôi rô đồng trong ao
1) Thiết kế ao nuôi:
Ao có sẵn hay ao mới đào đều có thể cải tạo để nuôi cá. Diện tích ao tuỳ thuộc vào điều kiện của từng gia đình, có thể từ vài trăm mét vuông đến vài mẫu, nhưng tốt nhất diện tích nên lớn hơn 500m2, độ sâu từ 1,5-2m.
1.1 Vị trí:
- Gần nguồn nước sạch để dễ dàng trao đổi nước khi cần.
- Không quá rợp để ao tiếp nhận nhiều ánh nắng mặt trời giúp cho các sinh vật là thức ăn cho cá phát triển tốt.
1.2 Bờ ao:
Bờ ao phải chắc chắn, không đi nước, không để hang hốc, lỗ mội phá bờ.
Ao mới đào phải nện kỹ tránh sạt lở bờ.
Bờ phải cao hơn mực nước cao nhất trong ao 0,3-0,5m bao lưới xung quanh ao, chiều cao lưới 0.5m để tránh nước tràn bờ, cá thoát ra ngoài.
Bờ ao không nên trồng nhiều cây có tàn che phủ lớn vì các nguyên nhân sau:
- Lá cây rụng xuống ao nhiều sẽ làm hư nước, thối đáy ao. Một số lá cây có chứa tinh dầu như bạch đàn, cam, chanh… khi rớt xuống đáy ao nhiều có hiện tượng nước trong vắt và các động vật đáy không phát triển (giun, ốc, ấu trùng khác…).
- Tàn cây che rợp mặt ao ngăn cản ánh sáng và ánh nắng mặt trời chiều uống ao làm cho nhiệt độ nước ao thấp, thức ăn tự nhiên của cá không phát triển trong ao được.
- Cây mọc rậm rạp tạo nơi ẩn nấp cho rắn, chuột là các loài sát hại cá trong ao.
Để thực hiện “lấy bờ nuôi ao” có thể trồng nhiều rau màu trên bờ như rau muống, rau lang, cà, bí… nhưng phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc sâu, bệnh cho rau màu. Nên dùng các loại ít độc cho cá và không để thuốc trôi xuống ao cá.
1.3 Nước:
Cá sống trong môi trường nước chủ yếu thở bằng oxy hoà tan trong nước. Mỗi loài cá có nhu cầu về lượng oxy hoà tan trong nước khác nhau. Nếu không đủ oxy theo nhu cầu cá sẽ kém phát triển, dễ bệnh và chết.
Oxy trong nước có được nhờ các con đường:
+ Hoà tan trực tiếp từ không khí vào ao.
+ Do sự quang hợp của thức vật trong ao.
Muốn ao đảm bảo oxy cho cá phải quản lý môi trường nước ao luôn sạch, bề mặt ao thoáng, nếu cần phải dùng máy sục khí đảo nước trền bề mặt ao để tăng cường sự khuyếch tán oxy từ không khí vào nước.
Mực nước trong ao khoảng 1,5 đến 2m là tốt nhất. Ở mực nước này các sinh vật đáy là thức ăn tự nhiên dễ dàng phát triển. Nhiệt độ nước trong ao ít có sự chênh lệch ở tầng đáy và tầng mặt bảo đảm cho sự hoạt động và sinh trưỡng của cá nuôi.
Nếu mực nước thấp (40-50cm) sẽ có tác hại sau:
- Nước ao dễ bị nung nóng khi trời nắng làm cá nuôi bị suy yếu, chậm phát triển.
- Nước cạn cây cỏ, rong trong ao và ở đáy ao cũng phát triển nhanh làm giảm lượng khí oxy hoà tan trong ao.
- Nước dễ bị ứ đọng, sình thối ở đáy làm môi trường sống của cá xấu đi.
1.4 Đáy ao:
Nên bằng phẳng và dốc về một phía cống thoát để dễ tháo nước và thu hoạch cá.
Đáy ao phải được nạo vét bùn hàng năm, không nên để quá dày (40-50cm) dễ bị thối đáy và tạo nơi cư trú cho các sinh vật gây bệnh cho cá.
2) Chuẩn bị ao và cải tạo ao:
2.1 Ao nuôi:
- Diện tích từ 200 – 2.000m2.
- Mực nước ³ 1,5m
- Nguồn nước: nướt tốt, gần kênh rạch để dễ thay nước.
- Bờ ao: cao hơn đỉnh lũ > 0,3-0,5m.
- Cống: 1-2 cống bằng xi măng hay cây.
2.2 Cải tạo ao nuôi:
Ao củ và ao mới muốn nuôi cá tốt đều phải làm tốt việc chuẩn bị ao.
- Trước khi thả cá 7-10 ngày, ao phải được làm cạn nước, dọn sạch rong, cỏ….
- Sên vét lớp bùn đáy (với ao cũ) không nên để lớp bùn đáy quá dày, tốt nhất còn 15-20cm.
- Sửa dọn bờ bọng cho chắc chắn, lấp các lỗ mội, hang hốc quanh ao.
- Bón vôi khắp ao, 10-15kg/100m2 ao để diệt trừ một số vi khuẩn gây bệnh cho cá và cải tạo nền đáy. Phơi đáy ao 3-4 ngày.
- Nếu có điều kiện bón vôi trên bờ ao để tránh phèn rửa trôi xuông ao khi trời mưa (10kg/100m2) về phía mặt nước ao lên bờ.
Đối với các ao không có điều kiện tháo cạn nước hoặc muốn diệt hết các cá tạp, cá dữ còn trong bùn đáy, dùng rễ dây thuốc cá ngâm một đêm và đập kỹ vắt lấy nước pha loãng tạt đều khắp ao, lượng dùng 1kg rễ cho 100m3 nước. Nên thuốc cá vào buổi trưa vì thời gian này nước được nung nóng cá dễ bị nhiễm độc hơn. Có thể dùng chế phẩm dạng bột có chứa Saponin được đóng gói sẳn để diệt cá tạp. Lượng dùng theo chỉ dẩn trên bao bì.
* Bón phân:
Bón phân trong ao nhằm cung cấp dinh dưỡng tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, giảm độ phèn, giữ cho pH trong ao ít biến động.
Lượng dùng:
+ Phân hữu cơ (gà, vịt, heo…): 20-30kg/100m2.
+ Phân vô cơ (urê, NPK): 0,3-0,5kg/100m2.
Phân vô cơ giúp cho màu nước xanh nhanh chóng nhưng chỉ nên sử dụng lần đủ khi lấy nước vào ao và các trường hợp cần làm xanh nước vào ao và các trường hợp cần làm xanh nước khi nước quá trong.
* Lấy nước vào ao:
Khi lấy nước vào ao nước phải được lọc qua lưới dày để không cho cá tạp, cá dữ theo vào ao nuôi hại cá hoặc cạnh tranh thức ăn của ao nuôi.
Sau khi bón vôi, phơi đáy ao 2-3 ngày bón phân chuồng lấy nước vào ao đạt độ sâu từ 1- 1,2 m chờ khoảng 5-7 ngày nước có màu xanh lá chuối non là nước tốt. Kiểm tra pH nước trong khoảng 6-8 là có thể thả cá nuôi.
3) Kỷ thuật ương cá giống:
- Cá bột ương trong ao với mật độ 500 – 600 con/m2.
- Cho cá ăn: trong 10 ngày đầu tiên cứ 100.000 cá bột cho ăn 5 lòng đỏ trứng vịt luộc chín, bóp nhuyễn với 400 g bột đậu nành rang xay nhuyễn. Hoà thức ăn vào nước, tạt đều cho cá ăn 2 lần/ngày.
Từ ngày thứ 11 – ngày thứ 20 cứ 100.000 cá bột cho ăn 300g bột đậu nành và 300g bột cá. Thức ăn được trộn đều và rải khắp ao cho cá ăn 2 lần/ngày.
Từ ngày thứ 21 – thứ 30, lượng thức ăn cho 100.000 cá bột gấp 2 lần lượng thức ăn từ ngày 11-20.
Từ ngày thứ 31 – thứ 40, lượng thức ăn gấp 3 lần lượng thức ăn từ ngày thứ 11-20.
Từ ngày thứ 41 đến lúc thu hoạch cá giống mỗi ngày cho ăn 3kg cám và 1 kg bột cá/100.000 cá giống.
Sau 50 – 60 ngày ương cá đạt trọng lượng trung bình 1,5- 2g/con, tiến hành thu hoạch chuyển sang ao nuôi cá thương phẩm. Tỷ lệ sống đạt khoảng 30% - 60%.
4) Nuôi cá rô đồng thương phẩm:
4.1 Giống – Mật độ thả:
- Giống: chọn giống khoẻ mạnh, không xây xát, dị tật, dị hình, kích cỡ đồng đều.
- Mật độ thả: 30 – 50 con/m2 cỡ giống 500con/kg. Tuỳ theo mức độ đầu tư thức ăn và chế dộ thay nước mà có thể chọn mật độ thích hợp.
Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
4.2 Thức ăn – chăm sóc:
- Thức ăn: dựa vào đặc tính ăn tạp và dễ chuyển đổi thức ăn của cá rô đồng, người nuôi cóthể sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như tấm, cám, rau xanh, bột cá, cá tạp, cơm dừa… để chế biến cho cá ăn.
Có thể sử dụng cách chế biến thức ăn sau:
Nguyên liệu Lượng pha trộn
Cá tạp (bột cá)
Tấm nấu + cám
Rau xanh
Bột gòn
10-20%
56-60%
20-30%
1-2%
Thức ăn được nấu chín trộn đều ép viên cho cá ăn.
Lượng thức ăn hàng ngày từ 5-10% trọng lượng đàn cá.
Cho ăn ngày 1-2 lần, rải đều và dùng sàng cho ăn để kiểm tra trọng lượng thức ăn dư thừa.
Ngoài thức ăn tự chế biến, người nuôi có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viến có bán trên thị trường.
- Chăm sóc:
+ Thông qua sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa.
+ Cần giữ nước ao luôn sạch bằng cách quản lý thức ăn tốt, khi thấy nước dơ, cần thay nước từ 20-30% lượng nước ao.
Để nuôi cá đạt giá trị thơm, ngon, không có mùi hôi, người nuôi không nên đưa chất thải chăn nuôi xuống ao hay bắc cầu.
+ Hàng ngày quan sát cá nuôi nếu thấy hiện tượng cá bệnh thì nhờ cơ quan chuyên môn hỗ trợ.
+ Kiểm tra cống, bờ ao và lưới bao xung quanh bờ ao, đầu mùa mưa dùng vôi bột (10kg/100m2) rải xung quanh bờ, hạn chế nước mưa xung quanh rửa trôi xuống ao.
+ Định kỳ 15 ngày một lần kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá về chiều dài và trọng lượng. Mỗi lần kiểm tra 10 con lấy giá trị trung bình.
+ Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường để điều chỉnh cho phù hợp như:
pH = 7-8,5. NH3 và H2S có hàm lượng dưới 0,1mg/l.
5) Thu hoạch:
Sau 4 – 5 tháng nuôi có thể thu hoạch, lúc này cá đạt cỡ từ 80g-100g/ con. Cá rô đồng nếu đầu tư chăm sóc tốt tỉ lệ sống đạt cao (>80%) và có thể cho năng suất 20-25 tấn/ha/vụ.
Phần iii: Nuôi cá rô đồng thương phẩm trong ruộng lúa.
1) Chọn ruộng nuôi:
- Ruộng lúa kết hợp nuơi cá phải giữ được nước trong suốt thời gianlàm lúa có thả cá. Tốt nhất nên chọn ruộng ở vùng trũng hay ở gần kênh mương thuỷ lợi chủ động nước tưới tiêu.
- Thời gian từ khi cấy lúa đến lúc thu hoạch từ 4-5 tháng.
- Ruộng có bờ cao, không có lỗ mội, nước không tràn bờ.
- Trong ruộng phải làm mương xung quanh và mương giữa ruộng sâu 0,2-0,4m, rộng 2-4m, diện tích mương chiếm 20-25% diện tích ruộng lúa.
- Ruộng nuôi có cống cấp và thoát nước, đầu mỗi cống phải có lưới lọc.
- Có lưới bao xung quanh bờ ruộng, chiều cao lưới 0,3-0,5m để ngăn không cho cá rô đồng “lóc” qua bờ.
2) Thả giống:
- Ruộng cấy (sạ) lúa nước được 15-20 ngày, chiều cao cây lúa từ 20-30cm tiến hành thả cá giống vào mương hay hố đào trong ruộng.
- Mật độ thả 1-2con/m2.
- Qui cỡ cá giống 500-600con/kg.
- Thời gian nuôi 4-5 tháng tuỳ thuộc thời gian làm lúa.
3) Thức ăn – chăm sóc:
3.1 Thức ăn:
Mười lăm ngày đầu từ khi thả cho cá ăn thêm cám gạo trộn với bột cá, lượng thức ăn bằng 10-15% trọng lượng đàn cá. Từ ngày 16 trở đi không cho cá ăn nữa, cá sẽ tự tìm thức ăn khắp ruộng lúa như: ấu trùng, côn trùng, mày lúa….
3.2 Chăm sóc:
- Thay tháo nước tuỳ thuộc vào việc trồng lúa nhưng không để ruộng khô cạn.
- Khi ruộng lúa bị sâu rầy, bệnh lúa nếu cần xịt thuốc sâu phải tháo cạn nước để cá xuống hết vào mương, tiến hành xịt thuốc sâu trên lúa sẽ không ảnh hưởng đến cá. Khoảng 3 ngày sau cấp lại nước trên ruộng lúa ( thuốc sâu hết tác dụng). Trong thời gian cá xuống mương phải cho cá ăn bột cám gạo với lượng bằng 5% trọng lượng đàn cá.
4) Thu hoạch:
- Khi thu hoạch lúa tháo cạn nước, cá tập trung xuống mương tiến hành thu hoạch bằng lưới, sau đó tháo cạn bắt hết cá.
- Năng suất cá rô đồng nuôi trong rụông lúa có thể đạt 1-2 tấn/ha.
Một số bệnh thường gặp ở cá rô đồng nuôi trong ao cách phòng và trị bệnh
i. CÁCH PHÒNG BỆNH (Phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất).
1. Vệ sinh ao sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi:
Làm sạch nền đáy ao, chà rửa bè sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi nhất là các ngóc ngách,nơi ẩn chứa mầm bệnh, dùng vôi (10-15kg) tẩy trùng ao.
Nước nuôi cá ao không bị ô nhiễm lấy nước vào ao phải qua lưới lọc.
Gây màu nước ao nuôi tốt, ao thông thoáng.
2. Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh:
Giống lớn đồng cỡ, không bị dị hình, xây xát.
Cá giống trước khi thả nuôi cần ngâm trong ao từ 10-15 phút, tắm qua nước muối 3%0 từ 5-10 phút.
3. Mật độ : Thả nuôi thích hợp, không thả quá dày.
4. Chăm sóc : Đúng kỹ thuật, cho ăn đầy đủ và thường xuyên. Định kỳ 10-15 ngày bổ sung Vitamin C hay Aqualact để tăng sức đề kháng cho cá.
5. Chú ý phòng bệnh: cá lúc chuyển mùa, có thể dùng Mizuphor định kỳ 10-15 ngày phòng bệnh cho cá theo liều hướng dẫn trên bao bì.
Nuôi cá rô đồng trong ao là hình thức nuôi tiên tiến, công nghiệp nên không tránh khỏi cá bị bệnh.
ii. Một số bệnh thường gặp ở cá rô đồng.
1.Bệnh không truyền nhiễm:
Bệnh do môi trường gây ra như sự biến đổi nhiệt độ, ao nước bị nhiễm bẩn, thức ăn chế biến không tốt….
Phòng trị: Luôn giữ mực nước ao nuôi tốt (từ 1,5-2m) thay nước thường xuyên không để ao nhiễm bẩn, thức ăn chế biến không nên để lâu.
- Dùng Mizuphor định kỳ 10ml/100m3 nước 10-15 ngày/ lần.
2. Bệnh đốm đỏ:
Cá bệnh thường bơi lờ đờ trên mặt nước, trên thân xuất hiện điểm xuất huyết nhỏ li ti, nếu bệnh nặng thì các gốc vây cũng xuất huyết. Bụng cá trương to, thành ruột xuất huyết, cá ít ăn hoặc bỏ ăn, các tia vây lưng, hậu môn và vây đuôi bị rách xơ xác.
Cách phòng trị:
- Dùng Oxytetracyline: 2g + Vitamin C 3g/100kg cá, trộn vào thức ăn cho cá liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc có thể dùng Floxin 6g/kg thức ăn, ngày cho ăn 2 lần trong 5 ngày liên tục. Cũng có thể dùng một số loại thuốc khác đặc trị cho nuôi trồng thủy sản trên thị trường.
3. Bệnh trắng da (bệnh mất nhớt):
Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị xây xát hoặc bị sốc do đánh bắt, vận chuyển hay nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.
Cá nhiễm bệnh thường bỏ ăn, yếu dần, gốc vây lưng xuất hiện màu trắng, lan dần đến cuối đuôi và toàn thân. Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ cá bơi yếu dần và chìm xuống đáy chết.
Cách phòng trị:
- Giữ mực nước (1,5-2m) tốt để ổn định nhiệt độ.
- Vận chuyển cá giống thưa, tránh đánh bắt xây xát cá. Cá giống vận chuyển về, trước khi đưa xuống ao nuôi cần tắm muối 3-5%0 trong 5-10 phút.
Trị bệnh:
Dùng Cyprocan 4g/kg thức ăn, ngày cho ăn 2 lần trong 5 ngày liên tục.