Cải tạo ruộng nuôi tôm sú 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:20
Khi lúa trên đồng đã gặt xong là lúc bắt đầu việc cải tạo lại ruộng cho thích hợp để thả nuôi tôm sú. Trước hết phải dọn gốc rạ, chỉ để lại những gốc có chiều cao khoảng 10-20cm. Tiếp đó là thời gian để phơi khô gốc rạ, lúc này tiến hành:- Chọn vị trí xây dựng khu lắng nước, phần diện tích này chiếm 10-20% tổng diện tích nuôi.- Khu vực chứa nước thải: chỉ cần một diện tích bằng 1/10-2/10 tổng diện tích nuôi là đủ.- Khi nuôi tôm phải bảo đảm mực nước trên mặt ruộng thấp nhất là 40cm. Có..

Khi lúa trên đồng đã gặt xong là lúc bắt đầu việc cải tạo lại ruộng cho thích hợp để thả nuôi tôm sú. Trước hết phải dọn gốc rạ, chỉ để lại những gốc có chiều cao khoảng 10-20cm. Tiếp đó là thời gian để phơi khô gốc rạ, lúc này tiến hành:
- Chọn vị trí xây dựng khu lắng nước, phần diện tích này chiếm 10-20% tổng diện tích nuôi.
- Khu vực chứa nước thải: chỉ cần một diện tích bằng 1/10-2/10 tổng diện tích nuôi là đủ.
- Khi nuôi tôm phải bảo đảm mực nước trên mặt ruộng thấp nhất là 40cm. Có thể dùng bạt cao su phủ bờ giúp giữ nước, nếu diện tích không quá lớn và có đủ chi phí cho việc này.
Mương bao quanh ruộng nên có chiều rộng từ 2,5-4m (chiếm 40% diện tích ruộng). Nuôi tôm sú đòi hỏi một không gian rộng tôm mới nhanh lớn. Nếu mương bao đạt yêu cầu về chiều rộng, tiến hành việc vét bớt lớp bùn đáy. Có 2 cách làm:
- Phơi khô đáy mương rồi dùng các phương tiện thủ công dọn bỏ lớp bùn đáy.
- Cho nước vào mương, khoả quấy thật nhiều lần rồi hút cả bùn lẫn nước ra khỏi mương.
Việc có gốc rạ trên ruộng là một điều kiện tốt nhưng không nên quá nhiều, có thể loại bớt bằng cách: trước hết cày lật các gốc rạ, sau đó cấp nước ngập mặt ruộng 30-40cm và ngâm cho đến khi các gốc rạ thực sự mục nát. Trong thời gian này, cần đùa quấy mặt ruộng liên tục để giúp quá trình phân huỷ gốc rạ diễn ra nhanh chóng hơn và ngăn cản ánh sáng xâm nhập xuống nền đáy.
Khi đã chắc chắn là gốc rạ đã hoàn toàn hoai mục, lúc này tháo cạn nước. Nên lặp lại việc này thêm 1-2 lần nữa để lượng mùn bã hữu cơ trên mặt ruộng được loại thải bớt.
Cuối cùng, dùng vôi để bón cho ruộng: dưới mương bao bón 50-70kg/công ruộng; trên mặt ruộng bón 5-10kg/công ruộng. Khi mặt ruộng vừa ráo, tháo nước vào để chuẩn bị thả giống.