Cải thiện oxy trong ao hồ nuôi tôm - cá
Được đăng : 13-12-2016 13:53:59
Oxy (O2) trong ao là dưỡng khí quan trọng nhất đối với vật nuôi thủy sản nói chung, tôm-cá nói riêng. Hàm lượng oxy trong ao quyết định sự sống còn, ổn định và phát triển của vật nuôi thủy sản. Oxy trong ao được hình thành, do sự khuếch tán oxy từ ngoài không khí vào trong tầng nước ao. Oxy trong ao được hình thành, do sự quang hợp vào ban ngày của các thủy thực vật, tảo, vi sinh vật khác dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, sử dụng khí carbonic (CO2) để tổng hợp thành khí oxy. Oxy trong ao được tạo ra do máy sục khí, máy quạt nước, máy bơm. Ngoài ra, oxy trong ao còn được tạo ra bởi sự chuyển động của dòng nước, nguồn nước mới, do sự sáo trộn tầng nước bởi sự va đập làn nước, bởi gió. Oxy trong ao được tiêu thụ bởi quá trình hô hấp, sử dụng khí (O2) để tổng hợp và hình thành khí (CO2) vào ban đêm bởi các thủy thực vật, tảo, vi sinh vật khác. Oxy trong ao được tiêu thụ bởi các vật chất hữu cơ, và quá trình phân hủy hữu cơ. Oxy trong ao được tiêu thụ, bởi các vật nuôi thủy sản và những loài cạnh tranh môi trường sống của chúng, cũng như những loài gây hại khác. Những yếu tố tác động đến hàm lượng oxy trong ao được biết đến gồm: trạng thái hoạt động của vật nuôi thủy sản, nếu trong ao, cá-tôm ít vận động thì nhu cầu oxy thấp hơn, nên hàm lượng oxy ít biến động. Sự cân bằng các sản phẩm sau cùng, của phương trình phản ứng quang hợp và hô hấp, cũng như việc sử dụng hài hòa 2 dưỡng khí CO2 và O2 cho 2 phản ứng trên, làm hàm..
Oxy (O2) trong ao là dưỡng khí quan trọng nhất đối với vật nuôi thủy sản nói chung, tôm-cá nói riêng. Hàm lượng oxy trong ao quyết định sự sống còn, ổn định và phát triển của vật nuôi thủy sản. Oxy trong ao được hình thành, do sự khuếch tán oxy từ ngoài không khí vào trong tầng nước ao. Oxy trong ao được hình thành, do sự quang hợp vào ban ngày của các thủy thực vật, tảo, vi sinh vật khác dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, sử dụng khí carbonic (CO2) để tổng hợp thành khí oxy. Oxy trong ao được tạo ra do máy sục khí, máy quạt nước, máy bơm. Ngoài ra, oxy trong ao còn được tạo ra bởi sự chuyển động của dòng nước, nguồn nước mới, do sự sáo trộn tầng nước bởi sự va đập làn nước, bởi gió. Oxy trong ao được tiêu thụ bởi quá trình hô hấp, sử dụng khí (O2) để tổng hợp và hình thành khí (CO2) vào ban đêm bởi các thủy thực vật, tảo, vi sinh vật khác. Oxy trong ao được tiêu thụ bởi các vật chất hữu cơ, và quá trình phân hủy hữu cơ. Oxy trong ao được tiêu thụ, bởi các vật nuôi thủy sản và những loài cạnh tranh môi trường sống của chúng, cũng như những loài gây hại khác. Những yếu tố tác động đến hàm lượng oxy trong ao được biết đến gồm: trạng thái hoạt động của vật nuôi thủy sản, nếu trong ao, cá-tôm ít vận động thì nhu cầu oxy thấp hơn, nên hàm lượng oxy ít biến động. Sự cân bằng các sản phẩm sau cùng, của phương trình phản ứng quang hợp và hô hấp, cũng như việc sử dụng hài hòa 2 dưỡng khí CO2 và O2 cho 2 phản ứng trên, làm hàm lượng oxy trong ao ít biến động. Độ sâu mức nước cũng làm ảnh hưởng đến hàm lượng oxy, luôn có sự chênh lệnh hàm lượng oxy giữa tầng đáy và tầng mặt, đặc biệt là những ao hồ nuôi thủy sản quá sâu (>2m). Nói cách khác, tầng mặt giàu oxy hơn so với tầng đáy. Bề mặt thông thoáng cũng tác động nhất định đến hàm lượng oxy, những ao hồ ít cớm rợp, ít bị cây cối che phủ, hàm lượng oxy luôn cao, ổn định, đáp ứng nhu cầu đối với vật nuôi thủy sản. Những ao-hồ nuôi có sự hình thành dòng chảy thường xuyên, hàm lượng oxy thường cao hơn so với những ao-hồ tĩnh lặng. Chất lượng môi trường nuôi tôm-cá trực tiếp ảnh hưởng đến hàm lượng oxy, trong đó mức độ ô nhiễm và tốc độ phân hủy hữu cơ quyết định hàm lượng oxy thừa, đủ hay thiếu trong ao nuôi. Ô nhiễm càng cao, phân hủy hữu cơ càng nhanh, mạnh thì hàm lượng oxy càng thấp. Mật độ nuôi cũng tác động đến hàm lượng oxy, nuôi mật độ cao, dày, sẽ làm hàm lượng oxy trong ao giảm thấp trong thời gian ngắn, vật nuôi thủy sản luôn thiếu oxy. Hàm lượng oxy hòa tan chịu tác động bởi thời gian nuôi, đầu vụ, do ao còn sạch, môi trường còn tốt, nên hàm lượng oxy cao hơn giữa hoặc cuối vụ nuôi.
Hàm lượng oxy còn chịu tác động bởi yếu tố thời tiết, mưa làm rửa trôi, tạo lớp nước đục ở tầng mặt, làm độ trong thay đổi theo chiều hướng xấu, độ đục của nước ao ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu xuống đáy, trực tiếp làm đình trệ quá trình quang hợp, nên tầng dưới rất nghèo oxy. Độ mặn cũng tác động đến hàm lượng oxy trong ao nuôi thủy sản, tỉ trọng thay đổi giữa các nguồn nước khác nhau về độ mặn, sẽ làm cho quá trình khuếch tán oxy ngoài không khí vào trong tầng nước diễn ra khác nhau. Nói cách khác, ao có độ mặn thấp, khả năng khuếch tán oxy từ ngoài không khí vào trong tầng nước diễn ra dễ dàng hơn, hàm lượng oxy cao hơn so với ao có độ mặn cao. Riêng về độ phèn (PH) nếu nằm trong khoảng giới hạn từ 6.5-8.5,ao-hồ nuôi luôn giàu oxy, và ổn định, bền vững. Tảo thực hiện vai trò quang hợp, hô hấp trong trạng thái cân bằng. Khi độ phèn ổn định, các chất độc như NH3, H2S, NO2 không có điều kiện gia tăng, nên hạn chế rất nhiều đến tốc độ và ảnh hưởng của phân hủy hữu cơ, do vậy oxy trong ao không mất mát nhiều. Yếu tố sau cùng là nhiệt độ, oxy trong ao sẽ được khuyếch tán cao và sinh ra nhiều khi nhiệt độ nằm trong khoảng 26-30oC, vượt khỏi ngưỡng này khả năng hòa tan oxy trong ao sẽ kém và giảm sút trầm trọng. Nhiệt độ quá cao, cùng với quá trình phân hủy hữu cơ, sẽ tiêu hao khá nhiều oxy trong ao, dẫn đến tình trạng thiếu oxy liên tục. Để có thể cải thiện oxy trong ao cần phải lựa chọn địa điểm nuôi sao cho thông thoáng, không cớm rợp,ít bị che chắn, hoặc bị phủ kín bởi quá nhiều cây cối. Tích cực chủ động thay nước mới, nhằm cải thiện hàm lượng oxy. Dùng máy quạt nước, máy xục khí tăng cường oxy cho ao nuôi.Tạo dòng chảy nhẹ thường xuyên trong ao nuôi, giúp trao đổi oxy diễn ra dễ dàng. Gây và giữ màu nước bền vững, thúc đẩy quá trình quang hợp phát huy vai trò cung cấp oxy cho ao nuôi. Bố trí mức nước nuôi hợp lý (1.2-1.5m về độ sâu). Ngay từ khâu cải tạo, xử lý ban đầu, cần sên vét bùn đáy ao kỹ, khống chế lớp bùn đáy dày không quá 20cm, nhằm chủ động hạn chế quá trình phân hủy hữu cơ. Tiến hành bón vôi đúng lượng và phơi nắng đủ thời gian. Vôi được dùng trong giai đoạn này lượng 7-12 kg/100 mét vuông, phơi nắng 5-7 ngày.Quản lý chặt khâu cho ăn, thông qua dùng máng, vó ăn để chủ động điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng của vật nuôi. Chủ động định kỳ dùng thêm chế phẩm sinh học, tham gia phân giải các chất độc hại có trong nguồn nước, tham gia hoạt hóa, chuyển các sản phẩm độc, thành những sản phẩm ít độc hại hơn, cân bằng các thông số môi trường. Dùng vôi nông nghiệp, chủ động bón xuống ao sau những trận mưa lớn, nhằm lắng tụ chất hữu cơ, chất vẩn, chất lơ lửng xuống đáy ao- hồ nuôi giúp oxy khuếch tán dễ dàng từ ngoài không khí vào trong các tầng nước ao nuôi. Lượng vôi thường dùng 1-2kg/100m2 ao nuôi, vôi được hoà tan, tạt đều quanh khu ao nuôi.