Cần thay đổi tập quán cho ăn trong chăn nuôi trâu bò 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:30
Khác với những loài vật ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 túi (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật. Tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở trâu bò vì gần như thành phần chủ yếu của thức ăn trâu bò ( rơm, cỏ ) được tiêu hóa ở đây. Dạ cỏ vừa có dung tích lớn nhất (200 – 250 lít) lại có hệ thống vi sinh vật cộng sinh rất phát triển, chúng gồm nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn (Bacteria), nấm.Protozoa có số lượng khoảng 1 triệu con/1g thức ăn dạ cỏ, có khả năng sinh sản rất nhanh (4-5 thế hệ / ngày), là anh lính tiên phong khi tấn công phá vở màng celluloz (màng xơ khó tiêu hóa nhất của tế bào thực vật). Từ đó, phóng thích các thành phần dinh dưỡng bên trong như tinh bột, đường, các protid… chúng sử dụng một phần cho sự phát triển bản thân chúng, mặt khác giúp vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn tiếp tục phân giải cellulose. Protozoa chuyễn phần celluloz đã phá vở thành những dưỡng chất cho chúng và một phần chuyển thành Acid bay hơi như Acid Acetic, Acid propionic , acid butyric. Nhóm vi khuẩn cộng sinh ở dạ có có số lượng rất..

Khác với những loài vật ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 túi (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật.
Tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở trâu bò vì gần như thành phần chủ yếu của thức ăn trâu bò ( rơm, cỏ ) được tiêu hóa ở đây. Dạ cỏ vừa có dung tích lớn nhất (200 – 250 lít) lại có hệ thống vi sinh vật cộng sinh rất phát triển, chúng gồm nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn (Bacteria), nấm.
Protozoa có số lượng khoảng 1 triệu con/1g thức ăn dạ cỏ, có khả năng sinh sản rất nhanh (4-5 thế hệ / ngày), là anh lính tiên phong khi tấn công phá vở màng celluloz (màng xơ khó tiêu hóa nhất của tế bào thực vật). Từ đó, phóng thích các thành phần dinh dưỡng bên trong như tinh bột, đường, các protid… chúng sử dụng một phần cho sự phát triển bản thân chúng, mặt khác giúp vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn tiếp tục phân giải cellulose. Protozoa chuyễn phần celluloz đã phá vở thành những dưỡng chất cho chúng và một phần chuyển thành Acid bay hơi như Acid Acetic, Acid propionic , acid butyric.
Nhóm vi khuẩn cộng sinh ở dạ có có số lượng rất lớn, trong 1 gam thức ăn dạ cỏ chứa tới 10 tỷ tế bào; trong đó, nhóm vi khuẩn có men cellulaza để phân giải chất xơ, Streptococcus, Vi khuẩn lactic… quan trọng nhất là nhóm vi khuẩn lên men cellulose. Chúng có khả năng chuyển celluose, hemicellulose thành các sản phẩm đường mạch ngắn như disaccaric, polysaccaric và sau đó tiếp tục biến thành các Acid béo bay hơi, Acid lactic, nhóm vi khuẩn lactic, Streptococcus cũng góp phần chuyễn hóa chất bột đường.
Quá trình phân giải chất xơ của dạ cỏ sẽ tạo thành sản phẩm là các Acid béo bay hơi (Acid acetic/60 – 70%, Acid propionic/15-20 %, Acid butyric /10-15 %), các thể khí như CO2, CH4, H2, O2 , N2… Các acid béo bay hơi chính là nguồn cung năng lượng cho các hoạt động của cơ thể trâu bò, là chất béo của sữa bò. Các thể hơi sinh ra tích tụ ở 1/3 trên của dạ cỏ được thải ra ngoài bằng cách ợ hơi.
Sự có mặt của hệ thống vi sinh vật còn giúp trâu bò sử dụng được nguồn Nitơ phi protein như carbamic, muối amon tạo thành Protid của chính bản thân vi sinh vật, xác vi sinh vật lại là nguồn cung chất đạm cho trâu bò ở phần sau đường tiêu hóa.
Các hoạt động trên chỉ có thể diễn ra thuận lợi khi dạ cỏ:
- Có độ pH thích hợp: từ 6,4 – 7. Nếu pH giảm (do thiếu lượng Bicarbonate natri trong nước bọt, do khẩu phần có nhiều thức ăn tinh hệ thống vi khuẩn lactic hoạt động mạnh làm pH dạ cỏ chuyễn sang acid) sẽ ức chế sự phân giải chất xơ, giảm khả năng tiêu hóa. Thậm chí các acid ở da cỏ thâm nhiễm vào máu gây tình trạng nhiễm acid máu, gây rối loạn chức năng trao đổi O2, CO2 của hồng cầu.
- Có độ ẩm cao 70 -80%, nên phải cho uống đầu đủ nước sạch
- Có nhiệt độ ấm từ 38 – 41độ C.
Tập quán khi cho trâu bò ăn của nông dân ta thường cho ăn từng loại thức ăn riêng lẻ như cho ăn cỏ riêng, cám riêng, hèm bia riêng… Điều này làm cho môi trường dạ cỏ thay đổi theo lượng thức ăn ăn vào ảnh hưởng đến hoạt động của hệ vi sinh vật. Người ta ví dạ cỏ trâu bò như một thùng lên men khổng lồ có duy trì được sự ổn định các điều kiện lên men thì sản phẩm tạo ra mới ổn định nếu mỗi lần nạp liệu gây xáo trộn môi trường dạ cỏ sẽ ảnh hưởng ngay đến kết quả tiêu hóa. Đo vậy cần có sự thay đổi trong tập quán chăn nuôi trâu bò, đó là cần trộn đều các loại thực liệu (đã cân đối dinh dưỡng), các loại cỏ nên được băm nhỏ, làm dập trộn đều với thức ăn tinh như cám, hèm bia, xác mì và cho ăn theo khẩu phần, hỗn hợp thức ăn giống nhau ở các bữa ăn.Nhờ thế môi trường dạ cỏ luôn ổn định, hệ vi sinh vật hoạt động hiệu quả nên hoạt động tiêu hóa hiệu quả.
Ngày nay, các nước chăn nuôi tiên tiến áp dụng TMR (Total Mixed Ration) để cung cấp thức ăn cho bò sữa tạo nên một sự phát triển mới trong nghề chăn nuôi bò sữa, ở nước ta khi chưa đủ điều kiện để áp dụng hoàn chỉnh TMR, việc thay đổi tập quán trong khi cho ăn sẽ góp phần cải thiện kết quả chăn nuôi, bà con nông dân có thể tạo thành hỗn hợp thức ăn theo công thức, trộn đều các loại thực liệu trước khi cho ăn điều này sẽ nâng cao được hiệu quả tiêu hóa ở dạ cỏ trâu bò qua đó cải thiện được hiệu quả chăn nuôi. Thực tiển áp dụng trộn đều các loại thực liệu trước khi cho ăn với khẩu phần phù hợp giai đoạn cho sữa tại hộ ông Nguyễn Văn Phi, Củ Chi đã cải thiện đáng kể năng suất sữa và hiệu quả sinh sản.