Cây mận(cây roi bắc bộ)
Được đăng : 13-12-2016 12:32:35
Cây mận thuộc họ Rosaceae, loài Prunus salicina Lindley và Prunus domestica L.; thân to khỏe, hoa màu trắng có hương thơm nhẹ; trái nhiều màu sắc (trắng, xanh, tím, vàng, hồng, đỏ) và có vị chua hoặc ngọt, dùng ăn tươi, nước trái cây, mứt hoặc rượu mận.Cây mận gắn bó với nhiều nhà vườn An Giang vì dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh, chi phí chăm bón thấp, có lợi nhuận cao và nhiều công dụng. THÔNG SỐ KỸ THUẬT1. Nguồn gốc:--------------------------------------------------------------------------------Có rất nhiều giống. Hiện nay giống Thongsamsti có nguồn gốc từ Thái Lan, là giống được ưa chuộng nhất. Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Trồng sau một - hai năm có thể cho hoa trái, hình chuông,màu nâu đỏ, sọc xanh mờ nhạt, đặc ruột, thịt dẻ và có màu trắng xanh, giòn - ngọt - ngon. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 80 - 120gram/trái.2. Những đặc tính chủ yếu:--------------------------------------------------------------------------------Mận: Loài cây thuộc họ Myrtaceae, hoa trắng hoặc đỏ, đài 4 cánh, nhụy dài, đài hoa không rụng sau khi kết trái, quả thịt và nhiều nước, một số loại không hạt, một số nhiều hạt, hạt không rắn, vị ngọt-chua-chát, trái có nhiều màu (khoảng 8 màu). Mận ở miền nam thuộc 2 loài Syzygium samarangense (Blume) Merr. & L. M. Perry và Syzygium aqueum (Burm. f.) Alston.3. Các giống mận:--------------------------------------------------------------------------------Có rất nhiều giống. Hiện nay giống Thongsamsti có nguồn gốc từ Thái Lan, là giống được ưa chuộng nhất. Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Trồng sau một - hai năm có thể cho hoa trái, hình chuông,màu nâu đỏ, sọc xanh mờ nhạt, đặc ruột, thịt dẻ và có màu trắng xanh, giòn - ngọt - ngon. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 80 - 120gram/trái.Mận tam hoa: Có quả vỏ tím xanh, ruột tím đậmMận tả van tím (mận đường) có vỏ tím ruột vàngMận hậu: Quả tím có ruột xanh lơ chuyển sang vàng, ruột vàng. Ra hoa tháng 2, chín tháng 7. Khối lượng quả: 30-40 quả/kgMận tả hoang ly: quả chín có vỏ vàng, ruột vàng. Ra hoa tháng 1, đến đầu tháng 2. Quả chín từ..
Cây mận thuộc họ Rosaceae, loài Prunus salicina Lindley và Prunus domestica L.; thân to khỏe, hoa màu trắng có hương thơm nhẹ; trái nhiều màu sắc (trắng, xanh, tím, vàng, hồng, đỏ) và có vị chua hoặc ngọt, dùng ăn tươi, nước trái cây, mứt hoặc rượu mận.
Cây mận gắn bó với nhiều nhà vườn An Giang vì dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh, chi phí chăm bón thấp, có lợi nhuận cao và nhiều công dụng.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1. Nguồn gốc:
--------------------------------------------------------------------------------
Có rất nhiều giống. Hiện nay giống Thongsamsti có nguồn gốc từ Thái Lan, là giống được ưa chuộng nhất. Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Trồng sau một - hai năm có thể cho hoa trái, hình chuông,màu nâu đỏ, sọc xanh mờ nhạt, đặc ruột, thịt dẻ và có màu trắng xanh, giòn - ngọt - ngon. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 80 - 120gram/trái.
2. Những đặc tính chủ yếu:
--------------------------------------------------------------------------------
Mận: Loài cây thuộc họ Myrtaceae, hoa trắng hoặc đỏ, đài 4 cánh, nhụy dài, đài hoa không rụng sau khi kết trái, quả thịt và nhiều nước, một số loại không hạt, một số nhiều hạt, hạt không rắn, vị ngọt-chua-chát, trái có nhiều màu (khoảng 8 màu). Mận ở miền nam thuộc 2 loài Syzygium samarangense (Blume) Merr. & L. M. Perry và Syzygium aqueum (Burm. f.) Alston.
3. Các giống mận:
--------------------------------------------------------------------------------
Có rất nhiều giống. Hiện nay giống Thongsamsti có nguồn gốc từ Thái Lan, là giống được ưa chuộng nhất. Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Trồng sau một - hai năm có thể cho hoa trái, hình chuông,màu nâu đỏ, sọc xanh mờ nhạt, đặc ruột, thịt dẻ và có màu trắng xanh, giòn - ngọt - ngon. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 80 - 120gram/trái.
Mận tam hoa: Có quả vỏ tím xanh, ruột tím đậm
Mận tả van tím (mận đường) có vỏ tím ruột vàng
Mận hậu: Quả tím có ruột xanh lơ chuyển sang vàng, ruột vàng. Ra hoa tháng 2, chín tháng 7. Khối lượng quả: 30-40 quả/kg
Mận tả hoang ly: quả chín có vỏ vàng, ruột vàng. Ra hoa tháng 1, đến đầu tháng 2. Quả chín từ cuối tháng 6 sang tháng 7.
Mận trải trảng li: Ra hoa tháng 2, quả chín tháng 7, quả thường chín không đều. Quả nhỏ: 50-60 quả/kg. Năng suốt đạt 28-30 tấn/ha. Thường được trồng ở độ cao 900-1000mét
Mận đỏ: Vỏ quả tím, ruột tím. Là giống mận địa phương ăn có vị chua, không ngọt như các giống mận đường
Mận chua: (còn gọi là mận đắng) vỏ quả màu tím vàng, ruột vàng. là giống mận địa phương có vị chua đắng, Sức sinh trưởng khoẻ, thường được làm gốc gép
4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:
--------------------------------------------------------------------------------
Mận là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở đô thị cây mận trồng để làm cảnh, lấy bóng râm vì cây có tán lá sum suê, xanh mướt quanh năm, hoa, lá có mùi hương thơm dễ chịu.
5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Cây mận có tính thích nghi rộng được trồng ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam; có thể trồng trên nhiều loại đất từ đất phù sa sông ở đồng bằng cho đến đất cát đồi núi; hoa nở tự nhiên vào mùa xuân nhờ sự sinh tổng hợp chất florigen trong quá trình sinh trưởng; hiện nay người ta thường dùng các biện pháp kích thích cây ra hoa theo ý muốn như xiết nước, dùng hóa chất KN03, Giberelin, Paclorbutazol
Hiện nay giống Thongsamsti có nguồn gốc từ Thái Lan được ưa chuộng nhất. Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Trồng sau một - hai năm có thể cho hoa trái, hình chuông,màu nâu đỏ, sọc xanh mờ nhạt, đặc ruột, thịt dẻ và có màu trắng xanh, giòn - ngọt - ngon. Trọng lượng trái trung bình 80 - 120gram/trái.
6. Nhân giống:
--------------------------------------------------------------------------------
Muốn trồng mận đạt năng suất và chất lượng cao phải; chọn giống tốt, mọc khỏe, nhiều trái và không sâu bệnh, có thể trồng bằng hạt hoặc chiết nhánh.
7. Cách trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
Mận sợ cỏ vì rễ ăn nông, vì vậy lúc nào gốc mận cũng nên giữ sạch cỏ. Tốt nhất nên phủ rác quanh gốc, dưới tán cây, vừa chống cỏ, vừa giữ ẩm. Dùng cuốc xới cỏ quanh gốc thường làm đứt rễ, vì vậy khi có cỏ nên làm thật sớm khi cỏ chưa lớn để khỏi phải cuốc sâu và tốt nhất nên nhổ cỏ bằng tay...
Chọn đất thoát nước tốt, trước khi trồng phải đào hố kích thước chiều dài 0,5m, ngang 0,5m và sâu 0,5m, khoảng cách trồng hàng các hàng 4-5m, cây cách cây 4-5m (400-625 cây/ha); nên thường xuyên tưới nước cho đủ ẩm, nhất là giai đoạn ra hoa kết trái; bón hai lần vào đầu và cuối mùa mưa, đào rảnh xung quanh tán cây để bón và lấp đất lại; khâu chăm sóc là quan trọng, cần tỉa cành tạo tán để lại những nhánh cây mọc xòe ngang cân đối, bỏ những cành mọc vượt quá cao; chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh thường gặp như sâu ăn lá, rầy mềm, rệp sáp, rệp dính, sâu đục, sâu đục trái, ruồi đục trái, bệnh phấn trắng, bệnh chảy nhựa; năng suất thu hoạch bình quân 100-200kg trái/cây.
8. Chăm sóc:
--------------------------------------------------------------------------------
Thời kỳ kiến thiết cơ bản tính từ sau khi xuống giống và 3-4 năm sau khi trồng rất cần thiết cho tốc độ phát triển, độ đồng đều và là tiền đề cho năng suất, sản lượng suốt thời kỳ kinh doanh hàng chục năm sau của vườn mận. Mỗi năm của thời kỳ kiến thiết cơ bản bón 15kg phân hữu cơ + 0,4kg supe lân + 0,3kg clorua kali, 0,5kg urê. Phân hữu cơ, lân và kali bón trong vùng tán, cách gốc 20-30cm và lấp đất. Phân urê nên chọn phương án hòa tan phân vào thùng tưới để tưới nhiều lần, mỗi lần cách nhau 1-2 tháng.
Thời kỳ kinh doanh (từ năm thứ 4 hoặc năm thứ 5 sau khi trồng đến năm thứ 15 hoặc lâu hơn): Bón phân cần thiết cho cây tạo lá mới, trổ hoa, nuôi trái chất lượng tốt nhất. Vườn mận 4-10 năm tuổi bón hoặc tưới phân 3 lần/năm, vào tháng 2-3, 6-7 và 11-12, với lượng phân: Đầu năm bón 0,4 kg urê + 0,2 kg clorua kali để cây đâm tượt, ra hoa và quả; giữa năm bón 0,4 kg urê + 0,25 kg clorua kali để cây hồi sức sau thu hoạch; cuối năm bón 20- 30 kg phân chuồng + 0,7 kg supe lân + 0,15 kg clorua kali (rắc đều và chôn lấp trong tán), tưới nước ẩm cho tan phân, giúp cây chuẩn bị ra hoa tốt và đồng loạt hơn. Vườn mận trên 10 năm cũng bón mỗi năm 3 lần, với lượng phân tăng gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần, tùy thực trạng vườn; vườn tươi tốt bón ít, vườn yếu sức bón nhiều.
9. Phòng trừ sâu bệnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Cây mận thường bị các loại sâu bệnh như: Bọ cánh cứng ăn lá, sâu đục cành, rệp sáp, rệp muội, bọ xít, sâu non, bọ cánh vẩy hại đọt non, bệnh phấn trắng, bệnh chảy nhựa. Việc chăm sóc, bón phân đồng loạt để chủ động bảo vệ bộ lá, hoa, quả. Vệ sinh vườn, quét vôi gốc có tác dụng hạn chế tác hại của sâu bệnh cho vườn mận.
Để chắc chắn có sản phẩm an toàn và công bố chất lượng sản xuất, đăng ký chất lượng hàng hóa xuất khẩu, bán vào siêu thị…, cần có quy trình chăm sóc vườn, định mức phân bón và thuốc trừ sâu bệnh, giảm thuốc BVTV nếu có thể hoặc sử dụng đúng liều lượng ghi trên bao bì, cách ly (ngưng sử dụng phân, thuốc) đúng quy định khi thu hái mận. Cần được dùng ít loại thuốc để dễ dàng và giảm chi phí trong kiểm tra xét nghiệm mức dư lượng trong trái mận. Dùng phân bón thống nhất chủng loại, liều lượng trong nhóm nông dân sản xuất mận để tạo ra khối lượng mận chất lượng cao và đồng nhất thuận lợi trong tiêu thụ.
10. Thu họach và bảo quản:
--------------------------------------------------------------------------------
Thu hái khi quả đã đủ độ chín phù hợp nhất cho vận chuyển đến nơi tiêu thụ mà không ảnh hưởng chất lượng. Mận có vỏ mỏng, rất dễ tổn thương sây xát, khi thu hái cần nhẹ tay, có dụng cụ chứa đựng phù hợp để tránh giập nát khi thu hái và vận chuyển. Trước đây do thiếu ý thức, thiếu dụng cụ thu hái chứa đựng nên mận hư hao rất nhiều. Nếu làm tốt khâu bảo quản mận, giảm tối thiểu trái bị giập nát trong và sau thu hoạch sẽ nâng cao giá trị sản lượng lên hơn 30% so với cách thu hái thông thường.