Chăn nuôi Gà ở gia đình sau dịch cúm gà
Được đăng : 13-12-2016 13:48:19
Hiện nay cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc – gia cầm cũng ngày càng phát triển sản xuất ra nhiều chủng loại thức ăn: Thức ăn tổng hợp, thức ăn đậm đặc, thức ăn viên, premix khoáng sinh tố…Tuy vậy, thức ăn trong chăn nuôi gà ở gia đình nông thôn, vùng xa, vùng sâu, miền núi chủ yếu vẫn là thức ăn hạt và tự chế biến. Ngoài ra còn thường được chăn thả ra vườn, ruộng, đồi rừng… để chúng kiếm thêm mồi (các loại sâu bọ, mối giun, chấu chấu, cào cào…) lớn khá nhanh và cho thịt thơm ngon, dễ tiêu thụ và được giá cao.Dưới đây xin trao đổi một số kinh nghiệm trong việc giải quyết một số nguyên liệu, bảo quản, chế biến và sử dụng để chăn nuôi gà ở gia đình được tốt hơn.Thức ăn đạm:Bao gồm hai loại: Thức ăn đạm động vật và thức ăn đạm thực vật.Thức ăn đạm động vật: Dùng nuôi gà con, gà thịt mau lớn, gà mái đẻ trứng nhiều…Thức ăn đạm động vật có nhiều trong bột cá, bột thịt, bột lông vũ, các loại sâu, giun, dế, mối, cua, tôm, cá vụn.Để có thức đạm động vật nuôi gà xin nêu một số cách làm sau:- Làm bột cua, cá chết: Ở các chợ thường có rất nhiều..
Hiện nay cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc – gia cầm cũng ngày càng phát triển sản xuất ra nhiều chủng loại thức ăn: Thức ăn tổng hợp, thức ăn đậm đặc, thức ăn viên, premix khoáng sinh tố…
Tuy vậy, thức ăn trong chăn nuôi gà ở gia đình nông thôn, vùng xa, vùng sâu, miền núi chủ yếu vẫn là thức ăn hạt và tự chế biến. Ngoài ra còn thường được chăn thả ra vườn, ruộng, đồi rừng… để chúng kiếm thêm mồi (các loại sâu bọ, mối giun, chấu chấu, cào cào…) lớn khá nhanh và cho thịt thơm ngon, dễ tiêu thụ và được giá cao.
Dưới đây xin trao đổi một số kinh nghiệm trong việc giải quyết một số nguyên liệu, bảo quản, chế biến và sử dụng để chăn nuôi gà ở gia đình được tốt hơn.
Thức ăn đạm:
Bao gồm hai loại: Thức ăn đạm động vật và thức ăn đạm thực vật.
Thức ăn đạm động vật: Dùng nuôi gà con, gà thịt mau lớn, gà mái đẻ trứng nhiều…Thức ăn đạm động vật có nhiều trong bột cá, bột thịt, bột lông vũ, các loại sâu, giun, dế, mối, cua, tôm, cá vụn.
Để có thức đạm động vật nuôi gà xin nêu một số cách làm sau:
- Làm bột cua, cá chết: Ở các chợ thường có rất nhiều mai, yếm cua, đầu, vảy, ruột cá và cả cua, cá chết… có thể thu gom hoặc liên hệ với các người bán cá, cua mua với giá rẻ đem về phân loại rồi đem phơi khô cho vào chảo rang giòn, giã hoặc xay thành bột thay bột cá, bột đậu tương trong thành phần thức ăn hỗn hợp nuôi gà. Đây là kinh nghiệm của ông Lê Văn Thiêm ở 16 Lê Ngọc Hân, Hà Nội đã dùng bột cua, cá này nuôi các loại gà rất tốt.
- Mua đầu, vỏ tôm, đầu ruột cá của các cơ sở chế biến xuất khẩu về cũng chế biến như trên.
- Mua cá bột (mới nở) về nuôi với mật độ cao, bắt tỉa dần, phơi rang chế biến thành bột cá.
- Nuôi giun: Dùng phân bò, trâu, lợn, gia cầm nuôi giun quế cho gà ăn sống hay chế biến thành bột để nuôi gà đều rất tốt.
Thức ăn đạm thực vật
Chủ yếu có trong các loại đậu đỗ: Đậu tương, đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, lạc, vừng,…
Trong chăn nuôi gà người ta chủ yếu dùng dạng khô dầu (dầu đậu tương, khô lạc, vừng). Các loại đậu, khô dầu rất khó bảo quản và rất dễ bị nhiễm aflatoxin, một loại nấm độc. Vì vậy phải để nơi khô thoáng và thường xuyên kiểm tra, tốt nhất là trước khi dùng đem rang rồi nghiền nhỏ vừa khử được chất độc vừa giúp cho gà tiêu hoá tốt hơn.
Chất bột đường: Có nhiều trong các hạt ngũ cốc: lúa, ngô, mỳ, kê, cám các loại. Riêng ngô đem nghiền, giã nhỏ dễ bảo quản hơn ở dạng hạt.
Chất xơ: Có nhiều trong cám, bột cỏ, bột lá khô. Tuy vậy trong chăn nuôi gà, tỷ lệ dùng trong chất xơ rất ít, chỉ từ 5-6% trong khẩu phần mà thôi.
Thu hái lá keo đậu, lá cây so đũa, bèo dâu, lá đậu tương, lá lạc… về phơi, sấy tán nghiền thành bột dùng thay phần nuôi gà đẻ rất tốt, trứng có lòng đỏ đẹp hơn.
Chất khoáng: Gồm có hai loại:
- Khoáng đa lượng là Ca, P, Na, Cl, K, Mg…
- Khoáng vi luợng là: Fe, Cu, Zn, Mn, Co, I,…
Để có khoáng bổ sung trong khẩu phần nuôi gà, nhất là gà đẻ có thể dùng bột đá nghiền, các loại xương, vỏ ốc, vỏ sò, hến,… dùng trấu, bổi hun… để nguội sàng lấy đem xay, nghiền thành bột để dùng dần.
Các loại vitamin:
- Vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, rau xanh, bột cỏ, bột lá xanh.
- Vitamin B các loại: có nhiều trong cám, rau xanh, hạt nảy mầm.
- Vitamin E có nhiều trong các hạt nảy mầm, rau non…
Các loại chất khoáng và vitamin rất cần thiết trong chăn nuôi các loại gà mà trong khẩu phần nuôi gà nhốt ở gia đình thường thiếu. Vì vậy các hộ tự chế thức ăn hỗn hợp cần theo các công thức nuôi các loại gà.
Tuy vậy, trong thành phần trên có thể thay thế như sau:
- Bột ngô thay bằng bột tấm, gạo không quá 50%
- Có thể thay bột cá nhạt bằng 50% bột cua rang.
- Cho ăn giun, mối… có thể thay hay giảm ½ lượng bột cá nhạt.
- Bột cỏ, bột lá xanh thay cám không quá 50%.
Khi chế biến thức ăn hỗn hợp cho gà theo các công thức trên bằng tay nên tiến hành như sau:
- Tuỳ theo số lượng gà và loại gà mà chế biến thức ăn hỗn hợp, nhưng khối luợng không quá 3 ngày về mùa hè và 5 ngày về mùa đông.
- Trộn theo trình tự: những nguyên liệu số lượng ít trộn trước, số lượng nhiều có thể chia nhỏ ra trộn dần vào.