Chăn nuôi Hươu sao tại Việt Nam
Được đăng : 13-12-2016 13:51:08
Hươu Sao thường sống ở trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cỏ, lá non và gần nguồn nước. Độ cao thường không quá 500 m. Hươu Sao sống thành đàn thường là 3 - 5 con, cũng có khi tới hàng chục con.Có nhiều bằng chứng cho biết người Trung Hoa đã nuôi hươu từ 1000 năm nay. Nếu như một số nước như Mỹ, Anh, Canada hươu được thả tự do, hoặc được nuôi trong các khuôn viên để phục vụ mục đích du lịch, giải trí (săn bắn) thì nước Australia, New Zeland nuôi để lấy thịt và nhung. New Zealand có 1,5 triệu con hươu, đàn hươu nuôi ở Austraila có đến 160 000 con.Ở Việt Nam, việc chăn nuôi thuần dưỡng hươu Sao cũng chỉ mới xuất hiện vào những năm 1920, 1930. Một số gia đình giàu có ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã nuôi những đàn hươu từ 5 - 7 tới vài chục con. Năm 1929, ở huyện Thanh Chương có nhà nuôi đàn hươu tới 27 con. Nhân dân một số vùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó có Quỳnh Lưu và Hương Sơn cũng có tập quán nuôi 1 - 2 con hươu trong nhà để lấy nhung.Trước 1954, do chiến tranh, số lượng hươu nuôi còn lại không đáng kể. Sau năm 1954 nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh mới lại có điều kiện phát huy tập quán chăn nuôi hươu trong gia đìnhNăm 1964, một số hươu Sao từ Quỳ Hợp - Nghệ An đã được chuyển đến nuôi tại..
Hươu Sao thường sống ở trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cỏ, lá non và gần nguồn nước. Độ cao thường không quá 500 m. Hươu Sao sống thành đàn thường là 3 - 5 con, cũng có khi tới hàng chục con.
Có nhiều bằng chứng cho biết người Trung Hoa đã nuôi hươu từ 1000 năm nay. Nếu như một số nước như Mỹ, Anh, Canada hươu được thả tự do, hoặc được nuôi trong các khuôn viên để phục vụ mục đích du lịch, giải trí (săn bắn) thì nước Australia, New Zeland nuôi để lấy thịt và nhung. New Zealand có 1,5 triệu con hươu, đàn hươu nuôi ở Austraila có đến 160 000 con.
Ở Việt Nam, việc chăn nuôi thuần dưỡng hươu Sao cũng chỉ mới xuất hiện vào những năm 1920, 1930. Một số gia đình giàu có ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã nuôi những đàn hươu từ 5 - 7 tới vài chục con. Năm 1929, ở huyện Thanh Chương có nhà nuôi đàn hươu tới 27 con. Nhân dân một số vùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó có Quỳnh Lưu và Hương Sơn cũng có tập quán nuôi 1 - 2 con hươu trong nhà để lấy nhung.
Trước 1954, do chiến tranh, số lượng hươu nuôi còn lại không đáng kể. Sau năm 1954 nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh mới lại có điều kiện phát huy tập quán chăn nuôi hươu trong gia đình
Năm 1964, một số hươu Sao từ Quỳ Hợp - Nghệ An đã được chuyển đến nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Năm 1967 - 1969, một số hươu sao ở Cúc Phương đã được chuyển đến Ninh Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Quảng Ninh để góp phần giữ giống và nhân giống. Hươu nuôi ở các địa phương này cũng phát triển mạnh, tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
Số lượng hươu hiện tại (cuối năm 2005) trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) là là 6.000 con., Hương Sơn (Hà Tĩnh) khoảng 11 000 con. Hươu chủ yếu nuôi trong nông hộ. Có 2 trại nuôi tập trung: Trại hươu xã Quỳnh Vinh (Quỳnh Lưu) 80 - 100 con và Xí nghiệp Giống Hươu Hương Sơn 200 con.
Ích lợi của hươu sao
Sử dụng làm “thuốc”
Hầu như tất cả các bộ phận của cơ thể hươu đều được sử dụng triệt để. Giá trị lớn nhất, đầu tiên phải kể đến là nhung hươu (Cornu Cervi Parvum). Nói tới vị thuốc bổ, quý, trong Đông y người ta thường kể đến sâm nhung, quế, phụ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần hoá học, tác dụng dược lý của nhung hươu và đã xếp nhung vào danh mục các vị thuốc. Nhung được chính phủ cho phép sản xuất thành các vị thuốc và bán rộng rãi.
Nhung hươu có tác dụng tốt đối với toàn thân: nâng cao thể lực, bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, bớt mỏi mệt, những vết thương chóng lành, lợi tiểu, tăng nhu động ruột và dạ dày, ảnh hưởng tốt đến việc trao đổi chất đạm và mỡ.
Ngoài ra, những chất chiết của nhung hươu sao còn chứa cholesterin tự do, keramit, liso-leusitin, spingomi-êlin và hàng loạt những hợp chất trung tính khác.
Người ta đã dùng nhung hươu chế thành thuốc uống hay tiêm Pantocrine. Đây là vị thuốc bổ, quý có tác dụng làm tăng sức mạnh toàn thân, nhất là đối với những người già, những người làm việc quá sức, mệt mỏi hay mới ốm dậy. Nó còn có tác dụng chữa các bệnh: huyết áp thấp, cơ tim yếu, làm mau lành các vết thương bên ngoài nhất là các mụn nhọt có mủ.
Thầy thuốc Việt Nam còn dùng nhung hươu phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa những chứng bệnh: liệt dương, đái nhắt, nước tiểu đục như nước gạo, miệng khô, lưng đau, tinh huyết khô kiệt. Nhân dân cũng có thói quen dùng nhung hươu để chữa các bệnh tả, lỵ…
Các nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học phuơng Tây cũng cho thấy nhung hươu có thể dùng điều trị bệnh viêm khớp.
Các sản phẩm khác là hươu bao tử, gạc xương và các bộ phận khác của hươu.
Hươu bao tử có tác dụng bồi bổ cho người già, người làm việc quá sức, người mới ốm dậy hay sản phụ.
Lộc giác dùng chữa các bệnh: suy nhược thần kinh, đau khớp xương, mụn nhọt hay phụ nữ bị khí hư bạch đới. Gạc hươu và xương hươu còn dùng để nấu cao ban long.
Ngoài ra gân hươu, đuôi hươu, tiết hươu cũng được dùng để làm thuốc.
Da hươu có thể thuộc để may đồ ấm. Phân hươu dùng làm phân bón rất tốt.
Sử dụng làm thực phẩm
Tuy nhiên tở các nước Phương Tây, New Zeland, Australia người ta xem trọng thịt hươu. Lý do: thịt hươu nhiều nạc, ít mỡ và được cho là thịt “an toàn” đối với sức khoẻ con người. Nước Đức mỗi năm tiêu thụ 40-50 tấn. Các nước khác cũng ăn thịt hươu: Thụy Sỹ, Mỹ, các nước Liên minh châu Âu. Ngay người Canada bấy lâu vẫn xem hươu như là một động vật giải trí (dùng cho săn bắn), thì nay đã có xu hướng nuôi hươu lấy thịt.
Ở nước ta thịt hươu cũng được khen là ngon: “vị ngọt, tính ấm, bổ trung, ích khí, mạnh gân cốt”.