Cho mận ra trái vào mùa khô để hạn chế giòi đục trái
Được đăng : 13-12-2016 13:59:29
Câu hỏi: Cứ vào mùa mưa là vườn mận nhà tôi thường bị con sâu giòi gây hại rất nặng, vào mùa khô thì ít bị hơn. Nghe nói có thể dùng một số biện pháp để điều khiển cho mận ra trái vào mùa khô sẽ ít bị con sâu giòi gây hại hơn có đúng không? Nếu đúng xin được chỉ dẫn cách làm? Bùi Như Khiêm (Ô Môn, Cần Thơ) Và một số bạn ở Tiền Giang, Bến TreTrả lời: Giòi đục trái là một lọai côn trùng thường gây hại rất nặng cho trái mận (gioi) vào giai đọan chín, đặc biệt là những đợt trái ra vào mùa mưa, còn về mùa khô thường chúng gây hại ít hơn (đúng như các bạn đã quan sát thấy). Để hạn chế tác hại của giòi đục trái những nhà vườn có kinh nghiệm đã áp dụng nhiều biện pháp như thu hái trái sớm hơn bình thường, trồng những giống mận ít bị sâu giòi gây hại hơn như mận Aán độ, mận Tô châu, mận Đá...Dùng..
Câu hỏi: Cứ vào mùa mưa là vườn mận nhà tôi thường bị con sâu giòi gây hại rất nặng, vào mùa khô thì ít bị hơn. Nghe nói có thể dùng một số biện pháp để điều khiển cho mận ra trái vào mùa khô sẽ ít bị con sâu giòi gây hại hơn có đúng không? Nếu đúng xin được chỉ dẫn cách làm?
Bùi Như Khiêm (Ô Môn, Cần Thơ)
Và một số bạn ở Tiền Giang, Bến Tre
Trả lời: Giòi đục trái là một lọai côn trùng thường gây hại rất nặng cho trái mận (gioi) vào giai đọan chín, đặc biệt là những đợt trái ra vào mùa mưa, còn về mùa khô thường chúng gây hại ít hơn (đúng như các bạn đã quan sát thấy). Để hạn chế tác hại của giòi đục trái những nhà vườn có kinh nghiệm đã áp dụng nhiều biện pháp như thu hái trái sớm hơn bình thường, trồng những giống mận ít bị sâu giòi gây hại hơn như mận Aán độ, mận Tô châu, mận Đá...Dùng thuốc dẫn dụ để tiêu diệt ruồi trưởng thành đực v.v...Ngòai ra cũng có những nhà vườn áp dụng biện pháp điều khiển cho trái ra vào mùa khô bằng cách khoanh vỏ xiết nước, làm gốc, bón phân (như các bạn đã nghe nói) cũng đã đem lại kết qủa khá tốt.
Về cách làm cụ thể xin giới thiệu với các bạn kinh nghiệm của anh Ba Minh ở xã Trung An (Mỹ Tho, Tiền Giang) như sau: vào đầu tháng năm âm lịch anh dùng cuốc hoặc cào sắt có răng ngắn xới nhẹ xung quanh gốc cho đứt một số rễ rồi bón phân cho cây với công thức bón như sau: cứ 10 kg phân NPK (lọai 16-16-8) anh trộn đều với 10 kg phân DAP và 8 kg phân Urea, rồi bón khỏang 0,5 – 0,6 kg hỗn hợp phân này cho một cây mận (4-5 năm tuổi). Bón xong tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khi bón khỏang 15-20 ngày thì tiến hành “xiết gốc” bằng cách dùng cưa tay (xứa) khoanh nhẹ một vòng xung quanh gốc (nhớ chỉ cưa đứt phần vỏ của cây, không được cưa phạm vào phần gỗ). Vị trí chỗ cưa cách mặt đất khỏang 2-3 tấc. Chờ 1-2 ngày cho chỗ khoanh khô nhựa thì dùng dây kẽm nhỏ (có đường kính khỏang 2 ly) quấn một vòng vào chỗ vết khoanh rồi xoắn chặt lại (mục đích là để chỗ khoanh không bị liền da). Sau khi cưa khoanh vỏ khỏang 25-30 ngày cây mận sẽ ra bông. Trong thời gian từ lúc cưa khoanh vỏ cho đến lúc ra bông phải ngưng tưới nước, thời gian này nếu gặp mưa thì kết qủa ra bông sẽ không cao. Khi cây ra bông thì tháo bỏ dây kẽm, sau khi tháo kẽm chỗ cưa khoanh sẽ dần dần liền da. Năm sau nếu muốn sử lý thì vết cưa sẽ nằm ở phía trên chỗ cưa cũ của năm trước một chút. Sau khi cây ra bông khỏang một tháng thì bón thêm một đợt phân giống như đợt bón lúc làm gốc để nuôi trái. Làm như vây cây sẽ cho nhiều đợt bông liên tiếp và cho thu họach trái vào khỏang tháng 10 đến tháng 3 (âm lịch) của năm sau. Thời gian ra trái này nằm trong mùa khô, trái mận không những bán có gía mà còn ít bị giòi đục trái gây hại hơn. Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu với các bạn kinh nghiệm của anh Ba Minh đã thành công trên chân đất vườn nhà anh tại xã Trung An để các bạn tham khảo và áp dụng thử trên chân đất ở mảnh vườn của nhà mình. Trước khi áp dụng rộng cho cả vườn các bạn nên áp dụng thử một vài cây để thăm dò rồi rút kinh nghiệm dần, khi nào thấy đạt kết qủa theo yêu cầu thì mới làm trên diện rộng. Chúc các bạn thành công.